Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Wednesday, 11/09/2024 |

Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải hành khách - Tân Thành Thịnh

0/5 (0 votes)
- 1

Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách là một trong những giấy tờ pháp lý quan trọng cho bất kỳ cá nhân/ tổ chức muốn kinh doanh vận tải hành khách. Hơn thế, ngành kinh doanh vận tải hành khách là một ngành nghề có điều kiện. Mỗi cá nhân/ tổ chức muốn khởi nghiệp và kinh doanh ở nhóm ngành này bắt buộc phải tuân thủ điều kiện, quy định pháp luật.


Ở bài viết này, Tân Thành Thịnh sẽ chia sẻ đến quý khách hàng về quy định và những điều kiện khi xin giấy phép kinh doanh vận tải hành khách. Nếu bạn đang gặp khó khan về việc xin giấy phép kinh doanh vận tải hành khách thì liên hệ Tân Thành Thịnh để hỗ trợ chi tiết nhé.

1. Quy định giấy phép kinh doanh vận tải hành khách

Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách là giấy phép kinh doanh con và được cấp bởi Sở giao thông vận tải thành phố/ tỉnh thành nơi đơn vị đăng ký kinh doanh. Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách được xin sau khi đã đăng ký thành lập công ty thành công tại Sở kế hoạch và đầu tư tại doanh nghiệp.


Kinh doanh vận tải hành khách được chia thành nhiều loại hình khác nhau, mỗi loại hình khác nhau sẽ có những điều kiện và quy định khác nhau khi kinh doanh, cụ thể:

  • Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình nhất định.
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định: là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh. Trong đó:

+/ Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+/ Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi: là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, hủy chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử.
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định: là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).
  • Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô: được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng lữ hành bằng văn bản giấy hoặc điện tử giữa đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe) để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch.
  • Vận tải trung chuyển hành khách: là hoạt động vận tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa phương hai đầu tuyến.
  • Kinh doanh vận tải hành khách đường thủy, ven biển hoặc viễn dương: là hoạt động vận tải hành khách của tàu thuyền du lịch, tham quan hoặc các phà, tàu, xuồng taxi… với lịch trình cụ thể hoặc không có lịch trình tùy theo từng loại hình khác nhau.
  • Kinh doanh vận tải hành khách đường hàng không: là những hoạt động vận tải hành khách với các chuyến bay thường lệ và không thường lệ, những chuyến bay ngắm cảnh, tham quan, du lịch… hoặc phục vụ cho các câu lạc bộ hàng không cho mục đích giáo dục hoặc vui chơi.
  • Kinh doanh vận tải hành khách đường sắt: là hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt liên tỉnh với các hoạt động lưu trú, ăn ngủ và dịch vụ ăn uống trên tàu phục vụ cho mỗi hành khách trên mỗi cung đường di chuyển.

1.1 Mã ngành nhóm ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách

Có rất nhiều nhóm ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách. Mỗi nhóm ngành sẽ có những quy định và điều kiện khác nhau. Mã ngành kinh doanh vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách gồm có:

  • 4911 – 49110: Vận tải hành khách đường sắt
  • 4931: Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt)
  • 4932: Vận tải hành khách đường bộ khác
  • 5011: Vận tải hành khách ven biển và viễn dương
  • 5021: Vận tải hành khách đường thủy nội địa
  • 511 – 5110: Vận tải hành khách hàng không

Để xin giấy phép kinh doanh theo đúng quy định, cá nhân/ tổ chức cần xác định nhóm ngành nghề kinh doanh và cần tìm hiểu cụ thể từng điều kiện và quy định của từng ngành nghề để thuận lợi cho việc xin cấp giấy phép kinh doanh. 

Tân Thành Thịnh chuyên hỗ trợ quý khách hành xin giấy phép kinh doanh theo từng ngành nghề riêng, phù hợp với từng điều kiện và quy định của pháp luật, giúp quý khách hàng nhanh chóng đi vào hoạt động thuận lợi, đúng pháp luật. 

Nếu bạn đang gặp khó khăn về thủ tục xin giấy phép kinh doanh, liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé.

1.2 Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách ô tô

Mỗi hoạt động kinh doanh vận tải hành khách sẽ có những quy định và điều kiện riêng. Tân Thành Thịnh chia sẻ đến quý khách hàng điều kiện kinh doanh vận tải hành khách ô tô – một trong những nhóm ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách phổ biến và chiếm thị phần nhiều nhất hiện nay.

a) Hình thức kinh doanh vận tải hành khách ô tô

Khoản 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định các hình thức kinh doanh vận tải ô tô phổ biến hiện nay là:

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định (thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử)
  • Kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
  • Vận tải trung chuyển hành khách.

b) Quy định về điều kiện xe ô tô khi kinh doanh vận tải hành khách

  • Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với cá nhân, tổ chức hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng như sau:

+/ Không quá 15 năm với xe hoạt động trên tuyến cự ly trên 300 ki-lô-mét;

+/ Không quá 20 năm với xe hoạt động trên tuyến có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt có niên hạn sử dụng không quá 20 năm;
  • Xe taxi phải có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá 12 năm.
  • Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có niên hạn sử dụng như sau:

+/ Không quá 15 năm đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 300 ki-lô-mét;

+/ Không quá 20 năm đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly từ 300 ki-lô-mét trở xuống.

  • Riêng xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch và xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) sử dụng hợp đồng điện tử có niên hạn sử dụng không quá 12 năm (tính từ năm sản xuất).

c) Quy định với lái xe, người điều hành vận tải và xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải

+/ Lái xe kinh doanh vận tải phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

  • Phải được đơn vị kinh doanh vận tải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định;
  • Phải được khám sức khỏe định kỳ và được cấp Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Y tế;
  • Phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

+/ Người điều hành vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

  • Không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác;
  • Không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh của đơn vị mình;
  • Được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

+/ Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

  • Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe taxi, xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe chở công - ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe ô tô vận tải hàng hóa phải được gắn phù hiệu; xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải được gắn biển hiệu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  • Xe ô tô phải được bảo dưỡng, sửa chữa và có sổ ghi chép theo dõi quá trình hoạt động theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  • Trên xe phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về màu sơn của xe taxi trong phạm vi địa phương mình.

+/ Đối với những loại xe chưa được gắn phù hiệu trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc gắn phù hiệu được thực hiện theo lộ trình sau đây:

  • Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe buýt, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
  • Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;
  • Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;
  • Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;
  • Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

2. Thủ tục giấy phép kinh doanh vận tải hành khách

Tân Thành Thịnh chia sẻ đến quý khách hàng quy trình về hồ sơ, thủ tục giấy phép kinh doanh vận tải hành khách. Để có thể xin giấy phép kinh doanh vận tải hành khách nhanh chóng, cần nắm rõ quy trình các bước dưới đây bạn nhé.


2.1 Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh vận tải hành khách

Tùy vào từng loại hình đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp vận tải hành khách sẽ có sự chuẩn bị hồ sơ và các thủ tục khác nhau. Cụ thể:

a) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân cho dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách (theo mẫu);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b) Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh
  • Điều lệ công ty hợp danh
  • Danh sách thành viên công ty hợp danh
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

c) Hồ sơ đăng ký công ty tnhh (1 hoặc 2 thành viên trở lên)

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty tnhh
  • Điều lệ công ty tnhh
  • Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

d) Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần
  • Điều lệ công ty cổ phần
  • Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2.2 Các bước xin giấy phép kinh doanh vận tải hành khách

  • Bước 1: Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ theo quy định.
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ. Hoặc có thể nộp hồ sơ online qua hệ thống cổng thông tin quốc gia.
  • Bước 3: Tiến trình xử lý hồ sơ. Trong vòng 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được  Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy phép kinh doanh. Ngược lại nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ được nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung để có thể hoàn thiện sau đó.
  • Bước 4: Nhận giấy phép kinh doanh và công bố nội dung đăng ký kinh doanh cho công ty. Tiến hành làm các thủ tục sau khi thành lập công ty như là xin dấu, làm  biển, chữ ký số, kê khai thuế, lệ phí thuế, hoàn thiện quy định theo kinh doanh...

3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh với hơn 19 năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khách hàng, Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói uy tín, cam kết hỗ trợ khách hàng hoàn tất mọi hồ sơ, thủ tục với chi phí thấp nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế mọi rủi ro.


Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh đảm bảo 100% thành công khi đăng ký thành lập bởi mỗi thành viên, nhân sự được Tân Thành Thịnh tuyển chọn gắt gao từ khâu đầu vào, sở hữu năng lực chuyên môn cao, nắm vững quy trình chuẩn bị hồ sơ và xử lý mọi vấn đề liên quan trước – trong - sau khi thành lập.

3.1 Các gói dịch vụ tại Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh cung cấp đa dạng các gói dịch vụ đến với khách hàng, bạn có thể tham khảo và lựa chọn các dịch vụ sau đây:

a) Dịch vụ thành lập công ty

  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp
  • Thành lập công ty tnhh
  • Thành lập công ty cổ phần
  • Thành lập hộ kinh doanh
  • Thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Thành lập chi nhánh công ty
  • Thành lập văn phòng đại diện công ty
  • Thành lập doanh nghiệp nước ngoài

b) Dịch vụ tư vấn kế toán

  • Dịch vụ tư vấn báo cáo thuế
  • Dịch vụ tư vấn sổ sách kế toán
  • Kê khai thuế
  • Kế toán, tư vấn dịch vụ thuế
  • Hồ sơ bảo hiểm xã hội

c) Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Thay đổi giấy phép kinh doanh
  • Thay đổi người đại diện pháp luật
  • Thay đổi vốn điều lệ công ty
  • Thay đổi loại hình doanh nghiệp
  • Mua bán công ty
  • Giải thể công ty

d) Các dịch vụ khác

  • Chữ ký số
  • Hóa đơn điện tử
  • Văn phòng ảo

3.2 Cam kết dịch vụ

Hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thành lập doanh nghiệp cùng các dịch vụ khác – Tân Thành Thịnh đã đồng hành và giúp đỡ cho hơn 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi ngành nghề khác nhau. Đến với Tân Thành Thịnh bạn hoàn toàn an tâm bởi: 

  • Tư vấn chuyên nghiệp.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và hoàn toàn không còn lo lắng gì về các vấn đề pháp lý, hồ sơ chứng từ khi thành lập công ty. Còn bạn thì sao? Liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn các vấn đề pháp lý hoàn toàn miễn phí khi thành lập công ty.

>> Các bạn xem thêm: giấy phép kinh doanh quán cà phê

 Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
  • Địa chỉ: 22 Đường số 5, Khu dân cư CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN