Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Friday, 29/03/2024 |

Kê khai thuế

5.0/5 (1 votes)

Kê khai thuế là một trong những nghiệp vụ kế toán bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện khi hoạt động sản xuất kinh doanh, việc kê khai được thực hiện theo mẫu chung của tổng cục thuế quy định.  Công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh xin giới thiệu đến quý khách hàng 2 loại hình kê khai thuế GTGT và TNCN.

1. Kê khai thuế là gì?

Kê khai thuế hay còn được gọi là dịch vụ Thuế điện tử, được pháp luật về Thuế quy định và áp dụng cho các doanh nghiệp đủ điều kiện kê khai thuế qua mạng và đây cũng là hình thực tự nguyện. Tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện thực hiện kê khai thuế qua mạng đều có thể tự nguyện đăng ký.


1.1 Lợi ích của doanh nghiệp khi thuê dịch vụ kê khai thuế

Ngày ngay, hình thức kê khai thuế được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn để sử dụng bởi:

  • Vì là hình thức kê khai và đóng thuế qua mang nên các doanh nghiệp chủ động sắp xếp được thời gian khi đóng thuế vừa đáp ứng được nghĩa vụ nhà nước, vừa không ảnh hưởng đến công việc của người nộp thuế.
  • Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp và người nộp thuế.
  • Tiết kiệm được chi phí thông qua các thủ tục giấy tờ.
  • Có thể ủy quyền cho người tin cậy để thực hiện kê khai thuế khi người đại diện doanh nghiệp bận.
  • Giảm thiểu được tình trạng quá tải tại các cơ quan thuế khi đến kỳ hạn nộp thuế cho các doanh nghiệp.
  • Hướng tới mục tiêu hệ thống kê khai thuế, nộp thuế theo phương pháp hiện đại, minh bạch và tốt nhất cho cả doanh nghiệp và nhà nước.

Vậy để các doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế thì cần các điều kiện gì? Cùng tìm hiểu tiếp phần bên dưới nhé.

1.2 Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì kê khai thuế

Nếu bạn là doanh nghiệp mới, bạn cần thực hiện các bước sau đây để hoàn tất thủ tục kê khai thuế điện tử nhanh chóng, giúp bạn tiết kiệm được thời gian, chi phí.

 Bước 1: Đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp

Chữ ký số là thông tin đi kèm theo dữ liệu, tài liệu (văn bản: word, excel, pdf, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác định chủ của dữ liệu, tài liệu đó. Hiện nay chữ ký số được coi như con dấu điện tử của doanh nghiệp.

Chữ ký số doanh nghiệp được cấp phép từ các cơ quan được quyền cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số như Viettel, VNPT,… 

+ Hồ sơ đăng ký chữ ký số bao gồm:

  • Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Bản sao có công chứng giấy phép hoạt động.
  • Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp.
  • Bản sao có công chứng CMND/Thẻ căn cước/ Hộ chiếu của người đại diện pháp lý doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp)

+ Chữ ký số dùng để làm gì?

Chữ ký số được xem như là con dấu của doanh nghiệp, vì thế chữ ký số có hiệu lực ngang bằng với con dấu tròn của doanh nghiệp hiện nay, vì thế bạn cần sử dụng đúng cách, hợp lý, nếu có ủy quyền thì phải lựa chọn người tin tưởng. Chữ ký số có vai trò quan trọng trong việc:

  • Để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính, kê khai bảo hiểm xã hội… mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty. 
  • Ký hợp đồng với các đối tác làm ăn trực tuyến mà không cần gặp nhau. Ký kết cũng có thể diễn ra ở bất kì đâu, bất kì thời gian nào.
  • Trao đổi dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng, đảm bảo tính pháp lý, tiết kiệm rất nhiều thời gian đi lại, chờ đợi, không phải in ấn hồ sơ.

Ngoài ra chữ ký số còn là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cá nhân/cơ quan/tổ chức yên tâm hơn với giao dịch điện tử.

Bước 2: Đăng ký nộp hồ sơ kê khai thuế qua mạng

Sau khi hoàn tất được thủ tục đăng ký và cấp chữ ký số, bạn tiến hành đăng ký nộp tờ khai thuế qua mạng. Hồ sơ khai, quyết toán thuế thường được tính theo tháng, quý và năm.

+ Bộ hồ sơ kê khai thuế gồm:

  • Tờ khai thuế.
  • Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
  • Tờ khai quyết toán thuế.
  • Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.
  • Tài liệu khác có liên quan đến kê khai và quyết toán thuế. 

Trên đây là 2 bước giúp doanh nghiệp hoàn tất thủ tục kê khai thuế điện tử. Nếu bạn gặp khó khăn hoặc chưa nắm rõ cách thức thực hiện có thể liên hệ các dịch vụ kế toán để được tư vấn và trao đổi một cách cụ thể nhất.

2. Các loại thuế kê khai

Trong bài viết này, Tân Thành Thịnh xin được chia sẽ với các bạn 2 cách kế khai thuế GTGT và thuế TNCN. Hãy cùng, tìm hiểu nhé.


Thuế giá trị gia tăng(GTGT) là loại thuế mà mọi doanh nghiệp khi được cấp giấy phép kinh doanh đều phải thực hiện đóng thuế theo quy định và nghĩa vụ của nhà nước. Vậy thực tế thuế giá trị gia tăng là gì? Những ai nên đóng thuế giá trị gia tăng? Kê khai thuế gtgt như thế nào?

2.1 Kê khai Thuế GTGT 

Thuế giá trị gia tăng có tên viết tắt là VAT - Value Added Tax. Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông và buôn bán hàng hóa đến tiêu dùng. 

Các doanh nghiệp đóng thuế gtgt vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Có 3 mức thuế gtgt phổ biến hiện nay là: miễn phí thuế suất (0%), 5% và 10% tùy vào từng mặt hàng cụ thể theo quy định của tổng cục thuế.

a) Các đối tượng chịu thuế GTGT

Căn cứ và luật thuế giá trị gia tăng và thông tư 219/2013/TT-BTC, đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) là những đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Và trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.

Vì thế để biết được chính xác mình có thuộc diện đối tượng miễn phí thuế thì bạn có thể tra tại thông tư 219/2013/TT-BTC.

b) Hình thức kê khai thuế GTGT

Có 2 hình thức kê khai thuế gtgt cho doanh nghiệp hiện nay là: kê khai thuế gtgt theo tháng và quý. Tùy vào thời gian hoạt động và hình thức hoạt động mà xác định hình thức kê khai phù hợp để thực hiện các thủ tục đúng.

+ Kê khai theo tháng: 

Những doanh nghiệp có tổng doanh thu của năm trước liền kề lớn hơn 50 tỷ đồng.

+  Kê khai theo quý:

Đối với doanh nghiệp đang hoạt động thì áp dụng đối với các doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.  

Đối với doanh nghiệp mới thành lập mới bắt đầu sản xuất thì sẽ áp dụng sau khi sản xuất đủ 12 tháng cho việc thực hiện khai thuế GTGT

Để kê khai thuế theo phương pháp đúng quy định của nhà nước bạn cần xác định mình thuộc phương pháp kê khai thuế gtgt khẩu trừ hay trực tiếp. Vậy doanh nghiệp bạn thuộc nào đối tượng nào dưới đây:

>> Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: gồm 2 đối tượng sau

Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm trừ 1 tỷ trở lên 

Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện kê khai theo phương pháp khấu trừ

>> Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

•    Các doanh nghiệp hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý 

•    Các doanh nghiệp có doanh thu hằng năm dưới ngưỡng 1 tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng theo phương pháp khấu trừ) 

•    Doanh nghiệp hợp tác xã mới thành lập

•    Hộ, cá nhân kinh doanh

•    Các tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã

c) Các bước thực hiện kê khai thuế gtgt

Để thực hiện việc kê khai thuế gtgt chính xác nhất người nộp thuế hoặc chủ doanh nghiệp thực hiện kê khai thế bằng phần mềm kê khai thuế của tổng cục thuế HTKK. Sau khi tải phần mềm về máy, để thực hiện việc kê khai thuế bạn cần thực hiện các bước dưới đây.

Bước 1: Lựa chọn tờ khai theo tháng hoặc quý và phương pháp khai khấu trừ hay trực tiếp

Bước 2: Lựa chọn kỳ kê khai. Thông thường chu kỳ kê khai thuế theo quý và tháng là 3 năm. Và sau đó tiến hành nộp tờ khai theo chu kỳ trên theo quy định của tổng cục thuế. 

Thời gian nộp tờ khai theo tháng chậm nhất là 20 của tháng tiếp theo, và theo quý là chậm nhất 30 ngày theo quý tiếp theo.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cũng là một trong những khoản thuế mà hầu như ai trong chúng ta có thu nhập đều phải đóng thuế. Vậy thực tế thuế thu nhập cá nhân là gì? Cùng tìm hiểu cụ thể nhé. 

2.2 Kê khai Thuế TNCN 

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu của những người có thu nhập, được tích từ một phần tiền lượng hoặc từ các nguồn thu nhập khác của người có thu nhập vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

  • Vậy đối tượng nào nên đóng thuế TNCN: gồm các công dân cư trú và công dân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế.
  • Đối với công dân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập
  • Đối với công dân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập

a) Cách xác định thuế TNCN như thế nào?

Để xác định thuế thu nhập cá nhân của một đối tượng cụ thể trước tiên bạn cần xác định được họ thuộc nhóm đối tượng nào: cá nhân cư trú tại Việt Nam và cá nhân không cư trú tại Việt Nam

Cá nhân cư trú tại Việt Nam ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên thì thuế thu nhập cá nhân được tính dựa theo công thức: Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất. Trong đó: Thu nhập tính thuế =  Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ. Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản thu nhập được miễn thuế

Trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên: Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Đối với các cá nhân không cư trú tại Việt Nam thì : Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất 20%. Trong đó, thu nhập chịu thuế được xác định tại công việc “Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân” theo quy định của Việt Nam

b) Các hình thức kê khai thuế TNCN

Kê khai thuế TNCN có 2 kỳ kê khai là theo tháng và theo quý, các doanh nghiệp xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm.

  • Kê khai theo tháng: dành cho các doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ từ 50 triệu trở lên
  • Kê khai theo quý: dành cho doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hoặc các doanh nghiệp khai thuế theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ dưới 50 triệu. 
  • Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu từ thuế thu nhập thì cá nhân không phải chịu khai thuế.

c) Hồ sơ kê khai thuế TNCN cần những gì?

  • Hồ sơ kê khai thuế TNCN gồm: tải biểu mẫu hồ sơ kê khai thuế TNCN trực tiếp từ tổng cục thuế
  • Tờ khai khấu trừ thuế TNCN theo quy định của tổng cục thuế
  • Hồ sơ quyết toán thuế TNCN ( tờ khai dành cho cá nhân tự quyết toán thuế)

d) Thời hạn nộp tờ khai thuế TNCN và tiền

  • Theo quy định của tổng cục thuế thì thời gian nộp tờ khai thuế TNCN và tiền là:
  • Theo tháng: chậm nhất là 20 ngày của tháng kế tiếp.
  • Theo quý: chậm nhất là 30 ngày của quý tiếp theo
  • Quyết toán thuế: chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm dương lịch

Trên đây là những thông bài viết về kê khai thuế, kê khai thuế gtgt, kê khai thuế tncn. Hi vọn bài viết sẽ mang đến cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì các vấn đề liên quan đế thuế, tờ khai….Đừng ngần ngại liên hệ Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé. Hotline: 028 3985 8888

3. Cách kê khai thuế qua mạng

Cách nộp tờ khai thuế qua mang như thế nào? Một doanh nghiệp mới thành lập thì cần chuẩn bị gì trước khi nộp tờ khai thuế qua mạng tổng cục thuế? Cách nộp tờ khai thuế qua mang như thế nào?


Để tránh mắc phải những sai lần không mong muốn và thực hiện kê khai thuế đúng cách thì mời bạn cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết về bài viết kê khai thuế qua mạng và hướng dẫn nộp tờ khai thuế qua mang 2020 nhé.

3.1. Kê khai thuế qua mạng là gì?

Kê khai thuế qua mạng là hình thức các doanh nghiệp thực hiện việc gửi tờ khai thuế theo tháng, quý theo quy định đến cơ quan thuế trên nền tảng điện tử, internet. Người thực hiện kê khai thuế không phải đến trực tiếp các cơ quan nhà nước mà chỉ cần ngồi tại công ty hoặc bất cứ đâu để lập tờ khai và gửi chứng từ qua mạng internet. 

Kê khai thuế qua mạng là một trong những công việc quan trọng trước khi doanh nghiệp tiến hành nộp thuế điện tử cho nhà nước. Đây là một công việc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện khi đăng ký hoạt động kinh doanh. 

Công việc kê khai thuế là một công việc mà bắt buộc một kế toán nào cũng cần nắm rõ để giúp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khai báo, đóng thuế cho nhà nước.

Theo Điều 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung Khoản 10 vào Điều 7 của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định tất cả các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam bắt buộc phải kê khai thuế qua mạng kể từ ngày 01/07/2013.

Việc kê khai này giúp đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiết kiệm được thời gian tối đa cũng như các chi phí in ấn, đi lại trong công việc kê khai và đóng thuế

Phương thức kê khai đơn giản, tối ưu giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh

Hơn thế nữa, việc kê khai thuế qua mang giúp các cơ quan nhà nước theo dõi được chính xác đồng thời giải phóng được nhân sự cũng như việc ách tắc trong công việc vào các thời gian cao điểm của việc kê khai và nộp thuế.

Người kê khai thuế chủ động trong việc nộp tờ khai mọi lúc mọi nơi, không bị hạn chế thời gian, chỉ cần đúng quy định của nhà nước.

Việc nộp tờ khai thuế qua mạng tổng cục thuế đảm bảo minh bạch, chính xác cao, hệ thống xử lý dữ liệu tự động, hạn chế tối đa các sai sót, thất lạc tờ khai trong quá trình lưu trữ.

3.2 Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì trước khi nộp tờ khai thuế qua mạng

Trước khi thực hiện công việc kê khai thuế quan mạng, các doanh nghiệp cần chuẩn bị 3 bước sau đây để đảm bảo quá trình kê khai diễn ra một cách suông sẻ và công việc kê khai thuận lợi.

a) Đăng ký chữ ký số

Chữ ký số là thông tin đi kèm theo dữ liệu, tài liệu (văn bản: word, excel, pdf, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác định chủ của dữ liệu, tài liệu hay hồ sơ đó đó. Hiện nay chữ ký số được coi như con dấu điện tử của doanh nghiệp.

Chữ ký số hỗ trợ doanh nghiệp kê khai thuế qua mạng, kê khai hải quan, giao dịch trong các lĩnh vực bảo hiểm và ký điện tử vào hóa đơn điện tử. Vì vậy để thực hiện việc kê khai va nộp thuế qua mạng thì mỗi doanh nghiệp cần đăng ký chữ ký số đầu tiên (nếu chưa có). 

Nếu doanh nghiệp chưa có chữ ký số, bạn có thể đăng ký mới tại các thương hiệu nổi tiếng về chữ ký số như: Viettel –CA, BKAV-CA, VINA-CA ...

Hiện nay, thiết bị thể hiện chữ ký số chính là USB Token. Đây là thiết bị phần cứng dùng để tạo ra cặp khóa như đã nói ở trên gồm: Public Key và Private key cũng như lưu trữ thông tin của khách hàng.

b) Cài đặt phần mềm HTKK

Sau khi việc đăng ký chữ ký số là tải và cài đặt phần mềm kê khai thuế HTKK từ tổng cục kế phát hành. Đây là phần mềm tiện ích giúp hỗ trợ kê thuế qua mạng cho tất cả các doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí. Các tờ kê khai thuế có mã vạch đính kèm đầy đủ khi in.

Bạn có thể tải phần mềm này trên mạng và cài đặt phần mềm này để hỗ trợ việc thực hiện kê khai thuế. Phiên bản mới nhất của phần mềm HTKK là 4.2.1 được cập nhật ngày 30/0/2019. Doanh nghiệp nên sử dụng bản mới nhất này để được trải nghiệm những tính năng mới mà Tổng cục Thuế (TCT) đã phát triển.

c) Kết nối internet ổn định

Để công việc thực hiện kê khai thuế đảm bảo bạn cần một máy tính kết nối internet ổn định giúp quá trình kê khai thuế được thuận lợi.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ 3 bước trên thì doanh nghiệp có thể tiến hành việc kê khai và nộp tờ khai thuế qua mạng theo quy định của nhà nước.

3.3 Cách nộp hồ sơ thuế qua mạng

Sau đây, Công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh hướng dẫn bạn cụ thể ở quy trình 5 bước thực hiện nộp tờ khai thuế qua mạng như sau:

a) Bước 1: Đăng ký tài khoản kê khai, nộp tờ khai Thuế qua mạng

Đầu tiên, để thực hiện được việc nộp tờ khai thuế qua mạng bạn cần đăng ký tài khoản kê khai với các đơn vị thuế. Đây là bước dành cho những doanh nghiệp mới thành lập, chưa đăng ký kê khai, đối với các doanh nghiệp đã có tài khoản thì  vui lòng bỏ qua bươc này.

Và một lưu ý nữa là việc kê khai này chỉ thực hiện một lần duy nhất trong lần đầu tiên kê khai thuế qua mạng. Vì thế bạn nắm rõ các thông tin của doanh nghiệp của mình và thực hiện việc kê khai chính xác, tránh phải sửa đi, sữa lại nhiều lần, mất thời gian.

Việc đăng ký tài khoản kê khai cần thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Cắm USB token vào máy tính, laptop
  • Bước 2: Mở trình duyệt vào mạng theo quy định của token như Google Chrome, Cốc Cốc, Firefox hay Internet Explorer
  • Bước 3: Truy cập vào website: http://nhantokhai.gdt.gov.vn nhấn vào phần ĐĂNG KÝ ở góc bên phải
  • Bước 4: Điền tất cả các thông tin cần thiết của doanh nghiệp theo yêu cầu từ tổng cục thuế quy định. Lưu ý các thông tin đăng nhập tuyệt đối chính xác, không được sai xót, bạn cần tỉ mĩ và kiểm tra kỹ ở bước này với các thông tin của doanh nghiệp như là: Mã số Thuế, Điện thoại, Email. Sau khi điền xong các thông tin thì ấn TIẾP TỤC.
  • Bước 5:  Nhập số pin được nhà cung cấp đưa cho. Bấm “Chấp nhận” và bấm “Ký điện tử”. Màn hình sẽ hiện ra các thông tin mà bạn thiết lập trước đó. Bạn kiểm tra lại thông tin. Nếu thông tin có sai sót, bạn chọn “Sửa lại” để điều chỉnh. Nếu thông tin đã chính xác, bạn chọn “Ký điện tử”.
  • Bước 6: Sau đó bấm GỬI ĐĂNG KÝ, bạn sẽ nhận được tài khoản và mật khẩu do tổng cục Thuế gửi về. Tài khoản kê khai Thuế qua mạng sẽ được gửi về địa chỉ email mà bạn đăng ký ở trên.
  • Bước 7: Kiểm tra Email đã đăng ký ở trên để xác nhận thông tin (Nếu sau 10 phút mà bạn vẫn chưa nhận được email thì hãy liên hệ với cơ quan thuế theo số điện thoại trên trang web để được hỗ trợ).
  • Bước 8: Bạn nên đổi mật khẩu dễ nhớ để thuận tiện cho việc thực hiện các lần sau. Như vậy, bạn đã hoàn thành việc đăng ký tài khoản kê khai, nộp tờ khai Thuế qua mạng với cơ quan Thuế.

b) Bước 2: Đăng ký các tờ khai sẽ gửi qua mạng

Sau khi bạn đã đăng ký được tài khoản kê khai thuế bạn có thể tiến hành đăng ký các tờ khai thuế, cụ thể các bước đăng ký như sau: 

  • Bước 1: Truy cập vào địa chỉ http://nhantokhai.gdt.gov.vn để vào trang chủ của cơ quan Thuế và thực hiện thao tác đăng nhập với tài khoản vừa đăng ký ở trên.
  • Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công bạn chọn mục Tài Khoản >> Đăng Ký Tờ Khai >> Lựa chọn loại tờ khai cần kê khai cho doanh nghiệp và thực hiện công việc kê khai (Tương tự lặp lại bước này để đăng ký cho các tờ khai tiếp theo). Có 2 loại tờ khai là: tờ khai theo tháng, tờ khai theo quý.
  • Bước 3: Sau đó bấm tiếp tục chọn kỳ bắt đầu kê khai và tick vào ô vuông bên cạnh và bấm tiếp tục.
  • Bước 4: Màn hình sẽ hiện ra “Danh sách tờ khai đăng ký” => Bấm “Chấp nhận”. Sau này nếu muốn mở thêm hoặc không dùng đến nữa bạn cũng có thể đăng ký thêm hoặc ngừng các loại tờ khai thuế để kê khai.

c) Bước 3: Tạo tờ khai và bảng kê bằng phần mềm HTKK

Sau khi hoàn tất bước 2 của quy trình nộp tờ khai qua mạng, bạn có thể bắt đầu tạo tờ khai và bảng khai bằng phần mềm HTKK. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chạy phần mềm HTKK đã chuẩn bi trước đó và chọn kết xuất tờ khai cần kê khai với giao diện “Nhập tờ khai”
  • Bước 2: Thực hiện tạo tờ khai, hoàn thành công việc này bạn bấm vào nút “kết xuất XML” để kết xuất tờ khai điện tử. Cửa sổ lưu XML hiện ra, Bạn trỏ tới nơi muốn lưu (nên lưu ra Desktop) >>> Chọn “Save”
  • Bước 3: Cuối cùng “Đóng” để hoàn tất quá trình tạo tờ khai và bảng kê từ phần mềm HTKK. Việc kết xuất tờ khai đã hoàn thành

d) Bước 4: Nộp tờ khai qua mạng

Sau khi bạn đã tạo thành công tờ khai và bảng kê có thể tiến hành nộp tờ khai qua mạng tổng cục thuế. Bạn thực hiện nộp tờ khai bằng các bước sau đây:

  • Bước 1: Truy cập vào website http://nhantokhai.gdt.gov.vn chọn chức năng NỘP TỜ KHAI sau đó bấm CHỌN TỆP TỜ KHAI (tờ khai bạn đang muốn nộp)
  • Bước 2: Chọn file kết xuất XML vừa tạo và chọn “Open” để tải tờ khai lên.
  • Bước 3: Màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ HTKK hiện ra, nhập mã PIN của chữ ký số (chính là mật khẩu đăng nhập USB Token) sau đó ấn CHẤP NHẬN.
  • Bước 4: Khi phần mềm HTKK thông báo “Ký tệp tờ khai thành công” hiện ra, bạn bấm vào OK để hoàn tất quá trình ký lên tệp tờ khai. Sau đó ấn “Nộp tờ khai” để gửi tờ khai đến cơ quan Thuế.
  • Bước 5: Sau khi upload xong tệp tờ khai, trên màn hình sẽ hiện ra danh sách các tờ khai đã nộp thành công tới cơ quan Thuế.

Lưu ý: Nếu muốn gửi kèm thêm phụ lục (bảng kê Excel) thì trên bảng Danh sách tờ khai đã nộp thành công tới cơ quan thuế sẽ xuất hiện nút trong cột Nộp phụ lục. Khi đó, bạn bấm vào nút này để nộp kèm phụ lục (bảng kê Excel) đến cơ quan thuế. Quá trình nộp phụ lục cũng tương tự như quá trình nộp tờ khai

Sau khi khi hoàn thành xong các thủ tục trên, cơ quan thuế sẽ gửi email về email bạn đã đã đăng ký trước đó cho bạn xác nhận về việc đã nộp hồ sơ khai thuế qua mạng. Nếu bạn đã nhận mail từ cơ quan thuế nghĩa là việc kê khai và nộp thuế qua mạng đã hoàn thành.

e) Bước 5: Tra cứu tờ khai đã nộp

Nếu bạn muốn kiểm tra lại tờ khai đã nộp thì có thể thực hiện việc tra cứu tờ khai đã nộp bằng các bước sau đây:

  • Bước 1: Bạn đăng nhập vào website http://nhantokhai.gdt.gov.vn bấm nút “Tra cứu”
  • Bước 2: Khi trang tra cứu hồ sơ thuế hiện ra, bạn lựa chọn các điều kiện tra cứu bao gồm các thông tin: Tờ khai cần tra cứu, Ngày nộp, Kỳ tính thuế. Sau đó bấm vào nút “Tra cứu” để tìm kiếm, kết quả tra cứu sẽ được hiển thị ở phía dưới theo yêu cầu.

Nếu muốn tải tệp tờ khai hoặc phụ lục đã kê khai về máy tính, bạn chỉ cần bấm vào tên tệp tờ khai hoặc phụ lục trong cột Tờ khai/Phụ lục.

4. Công ty tư vấn thuế Tân Thành Thịnh

Công ty tư vấn kế toán thuế Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán và dịch vụ báo cáo thuế trọn gói tại tphcm , uy tín và chuyên nghiệp, giúp giảm thiểu mọi rủi ro và mang lại quyền lợi tốt nhất cho doanh nghiệp, đồng thời thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước. 


4.1 Quy trình thực hiện

  • Nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ của doanh nghiệp phát sinh theo tháng, quý, hoàn tất cuối năm.
  • Tư vấn về tính hợp lí, hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn, chứng từ, các nghiệp vụ kế toán phát sinh.
  • Lập báo cáo thuế giá trị gia tăng hàng tháng, quý.
  • Lập báo cáo tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý (nếu có).
  • Lập tờ khai thuế Thu nhập cá nhân (tháng/quý) (nếu có).
  • Lập và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng quý (nếu có).
  • Hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán báo cáo cơ quan thuế.
  • Tư vấn chi phí tiền lương, BHXH theo quy định.
  • Lập báo cáo tài chính năm và các báo cáo liên quan.
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm.
  • Lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
  • Giải đáp các thắc mắc về thuế và kế toán cho doanh nghiệp và các bộ phận liên quan để cùng phối hợp hoàn thành tốt công việc.
  • Làm việc khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
  • Hỗ trợ xử lý những công việc phát sinh có liên quan.

4.2 Cam kết hỗ trợ

  • Chi phí cố định, không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan nhà nước.

Trên đây là những thông tin bài viết về báo cáo thuế cuối năm, hi vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích và giá trị cho bạn. 

Nếu bạn có thắc mắc gì về việc nộp thuế qua mạng hoặc đang gặp các vướng mắc gì khi thực hiện công việc này thì đừng ngần ngại liên hệ Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé.

Các bạn xem thêm báo giá dịch vụ kế toán trọn gói

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành kế toán – thuế. Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi khách hàng. Vì thế hãy nhấc máy liên hệ ngay chúng tôi với số hotline 0909 54 8888 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

>> Các bạn xem thêm hồ sơ bảo hiểm xã hội

 Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
  • Địa chỉ: 340/34 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM 
  • SĐT: 028 3985 8888 | Hotline: 0909 771998 
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com