Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Friday, 19/04/2024 |

Thành lập doanh nghiệp tư nhân

5.0/5 (2 votes)

Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân trọn gói với thủ tục nhanh gon, uy tín và chuyên nghiệp tại TPHCM. Doanh nghiệp tư nhân là công ty do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vậy điều kiện và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân cần những gì? Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu về lợi ích khi thành lập doanh nghiệp tư nhân nhé.

1. Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, mỗi cá nhân chỉ được thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh và không có quyền mua cổ phần hay góp vốn trong các loại hình doanh nghiệp còn lại.


Với hàng loạt những câu hỏi mà khách hàng gửi về cho Tân Thành Thịnh, tại bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ tất tần tật mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp tư nhân để giúp quý khách hàng có thể giải đáp mọi thắc mắc và có những quyết định về lựa chọn loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty nhé. 

1.1 Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Mô hình doanh nghiệp tư nhân là một trong những mô hình được rất nhiều người lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp tại nước ta, đặc biệt là những cá nhân, chủ sở hữu muốn tự thân tạo dựng sự nghiệp riêng, không phụ thuộc vào người khác. Vậy doanh nghiệp tư nhân là gì?

Sau đây là những đặc điểm đặc thù của doanh hình doanh nghiệp tư nhân hiện nay:

a) Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.

Hình thức doanh nghiệp tư nhân chỉ duy nhất một cá nhân làm chủ và không có sự góp vốn hay xuất hiện nhiều thành viên tham gia vận hành doanh nghiệp như những loại hình doanh nghiệp khác. Tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng là tài sản duy nhất của một cá nhân, chủ doanh nghiệp. 

b) Quan hệ sở hữu vốn doanh nghiệp

Vốn doanh nghiệp là các tài sản của doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh. Đồng thời trong quá trình hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp có thể tái đầu tư bằng lãi kinh doanh hoặc tăng hoặc giảm vốn đầu tư tùy theo nhu cầu.

Vì vậy, về quan hệ sở hữu vốn trong Doanh nghiệp thì không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và  doanh nghiệp sở hữu toàn bộ. Đồng thời vốn và tài sản cũng không có sự tách bạch nhau, doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu mọi trách nhiệm trong quá trình kinh doanh bằng tài sản và tiền vốn của mình.

c) Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý

Chủ sở hữu là người có toàn quyền quyết định trong tổ chức cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân. Và chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân.

d) Về phân phối lợi nhuận

Toàn bộ lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp và đồng thời chủ doanh nghiệp cũng là người tự chịu mọi trách nhiệm trong quá trình kinh doanh nếu xảy ra sai sót.

d) Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Để được công nhận là mô hình pháp nhân thì phải có sự độc lập về tài sản và vốn của người thành lập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp tư nhân thì mọi rủi ro trong quá trình hoạt động thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm toàn bộ và vô hạn. 

Điều này khác hoàn toàn với các loại hình doanh nghiệp có pháp nhân là chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn đầu tư đã đăng ký.

e) Trách chủ doanh nghiệp

Người chịu trách nhiệm duy nhất trong mô hình doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp phải chịu mọi trách nhiệm vô hạn trước rủi ro, các khoản nợ phát sinh của quá trình hoạt động kinh doanh.

1.2 Ưu và nhược điểm loại hình doanh nghiệp tư nhân

Mỗi mô hình kinh doanh đều có những ưu và nhược điểm khác nhau, tùy vào mục tiêu và tiềm lực của bạn mà lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Sau đây là các ưu và nhược diểm của doanh nghiệp tư nhân:

a) Ưu điểm

  • Toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến doanh nghiệp.
  • Không bị ràng buộc bởi quy định pháp luật như những mô hình doanh nghiệp khác bởi do chế độ trách nhiệm vô hạn.
  • Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp đơn giản, gọn nhẹ.
  • Quản lý, vận hành doanh nghiệp dễ dàng, không bị ảnh hưởng bởi nhiều người
  • Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng của Doanh nghiệp tư nhân.

b) Nhược điểm

  • Rủi ro cao do phải tự chịu mọi trách nhiệm liên quan tới hoạt động kinh doanh dù cho thuê người khác quản lý và vận hành.
  • Không có quyền kêu gọi vốn và góp vốn.
  • Không có tư cách pháp nhân.

2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Vậy muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào ? Đúng theo quy định của pháp luật thì hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu các lưu ý sau đây:


2.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân

Điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân như thế nào? Không phải ai cũng có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân nếu không đáp ứng những điều kiện sau đây:

a) Điều kiện chủ thể doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu.
  • Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ 1 doanh nghiệp tư nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
  • Chủ thể   doanh nghiệp không quy phạm pháp luật theo quy định.

b) Điều kiện chung

  • Tên doanh nghiệp: không bị trùng, không gây nhầm lẫn và phải đảm bảo cách đặt tên theo đúng quy định.
  • Trụ sở: hợp pháp, có địa chỉ rõ ràng để đảm bảo tính pháp lý.
  • Ngành nghề kinh doanh: Đảm bảo có trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc dân hoặc pháp luật chuyên ngành và không vi phạm những ngành nghề cấm.
  • Vốn: Đảm bảo vốn pháp định đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.

2.2 Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân gồm có:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định pháp luật phải có vốn pháp định.
  • Chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
  • Văn bản uỷ quyền của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân.

2.3 Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu về thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhận thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ với đầy đủ những giấy tờ ở mục 2.2.
  • Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân.
  • Bước 3: Nộp bộ hồ sơ thành lập doanh tư nhân lên Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương. Có 2 hình thức nộp hồ sơ là: nộp trực tiếp và nộp qua mạng.
  • Bước 3: Đợi duyệt hồ sơ và nhận kết quả “giấy phép đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Thời gian cấp giấy phép đăng ký kinh doanh: 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân hợp lệ. 

3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thịnh là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ thành lập công ty tại tphcm với các gói dịch vụ đa dạng, đảm bảo mang lại những điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, giảm thiểu mọi rủi ro về hồ sơ, thủ tục cũng như chi phí khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty tnhh..


Đội ngũ chuyên viên Tân Thành Thịnh sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí về những thủ tục trước khi thành lập doanh nghiệp như: cách đặt tên, lựa chọn địa điểm đặt trụ sở, tư vấn thuế, tư vấn tài chính, vốn điều lệ…. giúp doanh nghiệp tiết kiêm được chi phí thấp nhất và hạn chế những thay đổi về hồ sơ, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh về sau.

Với kinh nghiệm hơn 19 năm trong việc tư vấn và thành lập công ty, Tân Thành Thịnh đã trở thành địa chỉ tin cây được nhiều khách hàng “chọn mặt gửi vàng” trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp về mọi điều kiện pháp lý để hỗ trợ tốt trong việc thành lập doanh nghiệp và phát triển kinh doanh.

3.1 Quy trình thành lập công ty

Đến với Tân Thành Thịnh, quý khách hàng hoàn toàn an tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty
  • Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
  • Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh
  • Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
  • Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
  • Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
  • Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)

3.2 Cam kết dịch vụ

Là đơn vị trực tiếp hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp lớn nhỏ ở nhiều lĩnh vực khác nhau tại nước ta, Tân Thành Thịnh xin cam kết với quý khách hàng:

  • Chi phí cố định, không phát sinh.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục trọn gói.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan, đặc biệt tư vấn chuyên sâu các vấn đề trước khi thành lập doanh nghiệp.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

4. Những câu hỏi khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Cùng Tân Thành Thịnh giải đáp những câu hỏi mà rất nhiều khách hàng gặp phải khi thành lập doanh nghiệp tư nhân hiện nay:

4.1 Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không?

Không! Doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Tài sản doanh nghiệp không độc lập với cá nhân nên chủ doanh nghiệp phải chịu mọi trách nhiệm vô hạn trong các hoạt động kinh doanh, các khoản nọ phát sinh….

4.2 Tại sao doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?

Một doanh nghiệp được pháp luật công nhận có tư cách pháp nhân khi và chỉ khi đáp ứng 4 điều kiện sau đây:

  • Phải được thành lập theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
  • Phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và tính nhất quán trong hoạt động pháp nhân của tổ chức.
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, cá nhân hoặc tổ chức khác tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình và trong giới hạn tài sản đó.
  • Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Vậy với 4 tiêu chí trên, doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng đầy đủ, đặc biệt là: 

  • Xét về tính độc lập tài sản thì doanh nghiệp tư nhân và chủ thể doanh nghiệp không có sự độc lập về tải sản.
  • Xét về tính độc lập trong quan hệ pháp luật doanh nghiệp tư nhân không được nhân danh mình tham gia với tư cách độc lập trong các quan hệ tốt tụng tại Tòa Án và Trọng Tài.

Như vậy, có thể kết luận: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân!

4.3 Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?

Pháp luật không quy định khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn. Số vốn đăng ký khi thành lập do chủ doanh nghiệp quyết định và tự đăng ký (nếu ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng điều kiện vốn pháp định)

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. 

Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký. Thì chủ doanh nghiệp chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

4.4 Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không?

Có, doanh nghiệp tư nhân cũng là một loại hình doanh nghiệp được nhà nước cho phép thành lập vì thế bắt buộc phải có con dấu pháp nhân.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014.

Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể như là hình tròn, hình đa giác…Với điều kiện đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Sau khi làm con dấu thì phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. 

4.5 Doanh nghiệp tư nhân có được xuất hóa đơn không?

Được! Khi đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp tư nhân có thể đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, từ đó doanh nghiệp tư nhân có quyền xuất hóa đơn GTGT khi thực hiện các hoạt động mua bán, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin bài viết về doanh nghiệp tư nhân, hi vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích và giá trị cho bạn. Nếu bạn còn thắc mắc gì những vấn đề trên hay đang tìm kiếm một đơn vị thành lập doanh nghiệp tư nhân uy tín vui lòng liên hệ trực tiếp Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. 

Với kinh nghiệm hơn 19 năm trong lĩnh vực kế toán, thuế doanh nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

>> Các bạn xem thêm thủ tục thành lập công ty tnhh

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh