Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 14/11/2024 |

Giấy phép kinh doanh công ty cổ phần - Tân Thành Thịnh

5.0/5 (1 votes)

Giấy phép kinh doanh công ty cổ phần nói riêng và giấy phép kinh doanh nói chung được xem là một trong những cơ sở pháp lý xác nhận cá nhân hoặc tổ chức có quyền hoạt động kinh doanh các ngành nghề nhất định theo luật Doanh nghiệp Việt Nam.   

 


Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp rất phổ biến hiện nay do sở hữu nhiều ưu điểm như có quyền phát hành cổ phiếu, có thể tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán, chia sẻ được những gánh nặng rủi ro trong kinh doanh,... 

Do đó ngày càng có nhiều người sáng lập công ty quan tâm đến giấy phép kinh doanh công ty cổ phần. Đây là thủ tục bắt buộc để cá nhân hoặc tổ chức có thể tiến hành kinh doanh theo đúng luật Việt Nam. Hãy cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết hơn về loại giấy phép này qua bài viết dưới đây nhé! 

1. Đặc điểm giấy phép kinh doanh công ty cổ phần

Trước khi tìm hiểu chi tiết về đặc điểm giấy phép kinh doanh công ty cổ phần, bạn cần hiểu rõ giấy phép kinh doanh là gì? Và công ty cổ phần là công ty hoạt động như thế nào? Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu nhé.

 

Trước tiên, giấy phép kinh doanh nói chung và giấy phép kinh doanh công ty cổ phần nói riêng là căn cứ xác thực pháp lý cho công ty/doanh nghiệp và cũng là chứng nhận hợp pháp xác nhận ngày đăng ký kinh doanh của công ty/doanh nghiệp đó. 

Thông qua việc cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp đó sẽ có thể hoạt động tự do một cách hợp pháp, theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Do đó mà việc nộp hồ sơ xin giấy phép dưới sự công nhận của cơ quan nhà nước và là vô cùng quan trọng. 

Còn công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ ban đầu được chia thành nhiều phần được gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, yêu cầu phải có tối thiểu là 03 cổ đông và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa. 

Theo đó, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản cũng như các khoản nợ trong phạm vi số vốn mình đã góp (đã mua), trừ trường hợp cổ đông đã chuyển nhượng cổ phần cho người khác.

Kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần hoàn toàn có tư cách pháp nhân và có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu cũng như các loại chứng khoán khác.

1.1. Ưu nhược điểm loại hình công ty cổ phần

Công ty cổ phần xuất hiện theo nhu cầu liên kết vốn đang rất phổ biến hiện nay. Do các nhà đầu tư muốn được chia sẻ rủi ro trong quá trình kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận cao nên sẽ ưu tiên lựa chọn mô hình công ty cổ phần. Đây cũng là loại hình doanh nghiệp duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu và tham gia huy động vốn trên thị trường chứng khoán. 

Có thể thấy công ty cổ phần sở hữu khá nhiều ưu điểm tạo nên sự thuận lợi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này cũng tồn tại không ít nhược điểm. Cụ thể các ưu nhược điểm của loại hình công ty cổ phần như sau:

1.1.1. Ưu điểm

  • Chỉ yêu cầu tối thiểu 3 cổ đông sáng lập và không hạn chế số cổ đông tham gia;
  • Dễ huy động vốn thông qua các hình thức bán cổ phiếu, trái phiếu và có quyền tham gia thị trường chứng khoán;
  • Mức độ rủi ro khá thấp do chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các nghĩa vụ tài chính, tài sản và các khoản nợ trong phạm vi số cổ phần đã mua, số vốn đã góp; 
  • Khả năng hoạt động rất rộng trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề;
  • Có thể chuyển nhượng rất đơn giản trong nội bộ công ty mà không cần làm thủ tục thông báo tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Chỉ phải thông báo trong 2 trường hợp cần thiết là cổ đông sáng lập chưa hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã mua. 

1.1.2. Nhược điểm

  • Do dễ dàng chuyển nhượng trong nội bộ nên sẽ gây rủi ro cho các cổ đông sáng lập vì phải lưu trữ hồ sơ chuyển nhượng cổ phần có liên quan để miễn trừ trách nhiệm khi cần;
  • Khi chuyển nhượng cổ phần, cổ đông sẽ phải chịu hình thức chuyển nhượng chứng khoán, đó là kê khai thuế thu nhập cá nhân áp dụng thuế suất 0,1% ngay cả khi chuyển nhượng không có lãi;
  • Bộ máy quản lý cồng kềnh và phức tạp do không thể hạn chế số lượng cổ đông nên lượng cổ đông có thể rất lớn và có sự phân hóa các nhóm cổ đông gây khó khăn trong việc định hướng đường lối kinh doanh của công ty để đáp ứng kịp thời với các biến động của thị trường;
  • Trách nhiệm của Hội đồng quản trị là rất nặng nề; 
  • Một số ngành nghề đặc biệt không được thành lập công ty cổ phần như luật, dịch vụ kiểm toán, dịch vụ kế toán,…
  • Cổ đông mua lại cổ phần công ty từ cổ đông sáng lập chuyển nhượng vốn vẫn  không có tên trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp và chỉ được ghi nhận trong hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp.

1.2. Các nội dung trên giấy phép kinh doanh công ty cổ phần

Đặc điểm của giấy phép kinh doanh loại hình công ty cổ phần nói riêng và giấy phép kinh doanh nói chung được xem là một trong những cơ sở pháp lý xác nhận cá nhân hoặc tổ chức có quyền hoạt động kinh doanh các ngành nghề nhất định theo luật Doanh nghiệp Việt Nam. 

Đây là văn bản đã được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc một doanh nghiệp đã đạt đủ các điều kiện kinh doanh ngành nghề nhất định và cũng là cơ sở để các cơ quan quản lý có thể dễ dàng kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chẳng hạn như nghĩa vụ thuế.

Các nội dung trên giấy phép kinh doanh công ty cổ phần sẽ tùy vào ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, dù là ngành nghề nào thì vẫn bao gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Tên doanh nghiệp đầy đủ, có cả tên viết tắt lẫn tên nước ngoài;
  • Mã số doanh nghiệp và cũng là mã số xuất nhập khẩu,
  • Địa chỉ trụ sở kinh doanh chính và người đại diện trước pháp luật;  
  • Ngành nghề hoạt động kinh doanh;
  • Phạm vi hoạt động kinh doanh;
  • Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
  • Thời hạn cấp giấy phép có cả ngày cấp,
  • Các nội dung khác được cập nhật liên quan đến từng ngành nghề kinh doanh.

2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh công ty cổ phần

Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu quá trình tiến hành các thủ tục thành lập công ty cổ phần diễn ra được thuận lợi và nhanh chóng, doanh nghiệp cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh và đầy đủ. Cụ thể bộ hồ sơ gồm có:

 

2.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh công ty cổ phần

  • Văn bản đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần (mẫu có sẵn);
  • Dự thảo điều lệ công ty cổ phần có đủ chữ ký của những người đại diện theo pháp luật, chữ ký của cổ đông sáng lập hoặc người đại diện ủy quyền của cổ đông sáng lập trong trường hợp cổ đông sáng lập là một tổ chức;
  • Danh sách cổ đông sáng lập công ty dạng liệt kê thông tin cá nhân;
  • Bản sao y CCCDD/hộ chiếu/giấy tờ chứng thực cá nhân của tất cả cổ đông sáng lập công ty và người đại diện pháp luật nếu các cổ đông là cá nhân; hoặc bản sao y công chứng Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy tờ chứng thực tư cách pháp nhân khác của tổ chức + bản sao y công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện ủy quyền;
  • Các giấy tờ tài liệu chứng minh điều kiện kinh doanh nếu kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện như văn bản xác nhận đáp ứng điều kiện về vốn, bản sao y công chứng chứng chỉ hành nghề,....;
  • Văn bản ủy quyền nếu cổ đông sáng lập công ty cổ phần không trực tiếp nộp hồ sơ.

2.2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh công ty cổ phần

Sau khi hoàn thành bộ hồ sơ cần có như đã hướng dẫn, tiếp theo người đại diện công ty cần thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh công ty cổ phần với 3 bước sau:

2.2.1. Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

  • Cơ quan tiếp nhận: Nộp bộ hồ sơ tại bộ phận 1 cửa của Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi sẽ đặt trụ sở chính của công ty.
  • Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến. Sau khi nhận hồ sơ, người đại diện sẽ nhận được biên nhận về số lượng hồ sơ, thành phần hồ sơ và ngày hẹn trả kết quả từ cơ quan đăng ký.
  • Thời gian xử lý: Cơ quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong khoảng thời gian là 3 ngày làm việc.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần và thông báo với cơ quan quản lý thuế. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan sẽ phản hồi cho người đại diện bằng văn bản yêu cầu điều chỉnh, bổ sung hồ sơ.

2.2.2. Bước 2: Thông báo thông tin đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần

Sau khi đã được cấp được cấp giấy phép kinh doanh công ty cổ phần, người đại diện pháp luật cần nộp lệ phí để Đăng bố cáo thông tin đăng ký doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày bao gồm các nội dung sau: thông tin trên giấy phép kinh doanh, thông tin về ngành nghề kinh doanh và thông tin về cổ đông sáng lập công ty. 

2.2.2. Bước 3: Khắc dấu pháp nhân của công ty cổ phần

Từ giấy chứng nhận với các thông tin về mã số doanh nghiệp hay mã số thuế, công ty đã có thể tiến hành khắc dấu tròn pháp nhân. Sau khi có con dấu thể hiện tên công ty và mã số doanh nghiệp, công ty cần nộp thông báo mẫu con dấu lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong khoảng 03 ngày, cơ quan đăng ký sẽ đăng tải thông báo mẫu con dấu của công ty cổ phần lên cổng thông tin đăng ký quốc gia như quy định.

Lưu ý: Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền quyết định hình thức lẫn số lượng con dấu. Khi khắc không nên thể hiện thông tin quận, huyện lên con dấu vì nếu công ty có thay đổi địa chỉ khác quận, huyện thì vẫn không phải khắc lại con dấu.

3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh với hơn 19 năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khách hàng, Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín, cam kết hỗ trợ khách hàng hoàn tất mọi hồ sơ, thủ tục với chi phí thấp nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế mọi rủi ro.

Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh đảm bảo 100% thành công khi đăng ký thành lập bởi mỗi thành viên, nhân sự được Tân Thành Thịnh tuyển chọn gắt gao từ khâu đầu vào, sở hữu năng lực chuyên môn cao, nắm vững quy trình chuẩn bị hồ sơ và xử lý mọi vấn đề liên quan trước – trong - sau khi thành lập.

3.1. Các gói dịch vụ Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh cung cấp đa dạng các gói dịch vụ đến với khách hàng, bạn có thể tham khảo và lựa chọn các dịch vụ sau đây:

3.1.1. Dịch vụ thành lập công ty

  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp
  • Thành lập công ty TNHH
  • Thành lập công ty cổ phần
  • Thành lập hộ kinh doanh
  • Thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Thành lập chi nhánh công ty
  • Thành lập văn phòng đại diện công ty
  • Thành lập doanh nghiệp nước ngoài

3.1.2. Dịch vụ tư vấn kế toán

  • Dịch vụ tư vấn báo cáo thuế
  • Dịch vụ tư vấn sổ sách kế toán
  • Kê khai thuế
  • Kế toán, tư vấn dịch vụ thuế
  • Hồ sơ bảo hiểm xã hội

3.1.3. Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Thay đổi giấy phép kinh doanh
  • Thay đổi người đại diện pháp luật
  • Thay đổi vốn điều lệ công ty
  • Thay đổi loại hình doanh nghiệp
  • Mua bán công ty
  • Giải thể công ty

3.1.4. Các dịch vụ khác

  • Chữ ký số
  • Hóa đơn điện tử
  • Văn phòng ảo

3.2. Cam kết dịch vụ

Hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thành lập doanh nghiệp – Tân Thành Thịnh đã đồng hành và giúp đỡ cho hơn 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi ngành nghề khác nhau. Đến với Tân Thành Thịnh bạn hoàn toàn an tâm bởi:

  • Tư vấn chuyên nghiệp.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và hoàn toàn không còn lo lắng gì về các vấn đề pháp lý, hồ sơ chứng từ khi thành lập công ty. Còn bạn thì sao? Liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn các vấn đề pháp lý hoàn toàn miễn phí khi thành lập công ty.

>> Các bạn xem thêm Thủ tục thành lập công ty tnhh

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp – Thuế – Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 22 Đường số 5, Khu dân cư CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
  • SĐT: 028 3985 8888 - Hotline: 0913459391
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com
  • www.tanthanhthinh.com 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN