Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Wednesday, 11/09/2024 |

Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Tân Thành Thịnh

4.8/5 (4 votes)
- 2

Nếu bạn đang thắc mắc và không biết cần chuẩn bị thành lập công ty cần bao nhiêu vốn cho việc khởi nghiệp thì bài viết này dành cho bạn. Tân Thành Thịnh với kinh nghiệm hơn 19 năm hỗ trợ doanh nghiệp các vấn đề pháp lý thành lập công ty, kế toán, thuế, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi trên giúp bạn nắm rõ và tự tin dấn thân.


1. Các loại vốn khi thành lập công ty

Vốn đóng vai trò rất quan trọng cho việc thành lập công ty, đây là lột trong những điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là vốn. Nguồn vốn chính là nguồn tài sản của doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì vốn thành lập doanh nghiệp gồm có 4 loại cơ bản: vốn điều lệ, vốn pháp định, vốn ký quỹ và vốn góp của tổ chức/ cá nhân nước ngoài.


1.1 Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của doanh nghiệp được công ty đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động và quy mô của công ty sau khi thành lập.

Trước khi thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Chủ doanh nghiệp cần xác định vốn điều lệ trước khi thành lập để đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Về cơ bản, pháp luật không quy định mức vốn điều lệ khi thành lập công ty. Tùy vào tiềm năng kinh doanh, tiềm lực kinh tế mà các cá nhân tự xác định mức vốn điều lệ phù hợp. 

1.2 Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu và bắt buộc phải có để thành lập công ty theo luật doanh nghiệp. Vốn pháp định được quy định theo danh mục ngành nghề có điều kiện (tùy vào ngành nghề mà chính phủ quy định mức vốn pháp định khác nhau)

Nghĩa là nếu bạn kinh doanh với những ngành nghề có điều kiện về vốn khi thành lập như bất động sản, bảo vệ, luật sư, kế toán, công chứng…. thì bắt buộc cá nhân, cơ sở phải chuẩn bị đúng với số vốn pháp định mà chính phủ yêu cầu, khi đó mới được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

1.3 Vốn ký quỹ

Vốn ký quỹ là loại vốn thuộc vốn pháp định nhưng bắt buộc doanh nghiệp phải có số tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động của công ty.

1.4  Vốn góp của tổ chức/ cá nhân nước ngoài

Người nước ngoài có thể góp vốn với một tỷ lệ nhất định vào công ty Việt Nam hoặc sử dụng toàn bộ vốn ngoại để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

Bên cạnh đó để xác định thành lập công ty cần bao nhiêu vốn bạn cần dựa vào bậc thuế môn bài để có lựa chọn phù hợp vì mức vốn điều lệ sẽ là cơ sở để áp dụng bậc nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp.

Kết luận: Để xác định được các loại vốn nào cần thiết khi thành lập doanh nghiệp bạn cần xác định 2 bước sau đây:

Bước 1: Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thuộc nhóm nào: có điều kiện hay ngành nghề tự do. Nếu ngành nghề tự do thì doanh nghiệp chỉ cần đăng ký vốn điều lệ (tự do đăng ký và phù hợp) là có thể thành lập được công ty. Nếu là ngành nghề có điều kiện thì vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định mà nhà nước quy định tương ứng với ngành nghề đó.

Bước 2: Thành lập doanh nghiệp việt nam hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu là doanh nghiệp Việt Nam thì xác định ngành nghề như bước 1. Và nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì bạn cần dựa vào yếu tố ngành nghề kinh doanh như ở bước 1 và bậc thuế môn bài để đăng ký vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp (mức vốn điều lệ càng cao thì bậc thuế môn bài càng cao)

2. Quy định về vốn góp khi thành lập công ty

Nguồn vốn khi thành lập doanh nghiệp pháp luật không quy định cụ thể số vốn khi thành lập, nhưng sau khi thành lập doanh nghiệp các bạn cần lưu ý và chuẩn bị những khoản chi phí quan trọng ở trên để đảm bảo vận hành doanh nghiệp ổn định.

 

Việc góp vốn thành lập công ty tnhh hay công ty cổ phần pháp luật không quy định vốn thành lập công ty là bao nhiêu, vì vậy tùy vào khả năng huy động vốn của doanh nghiệp mà đăng ký vốn điều lệ thành lập công ty phù hợp. Theo luật doanh nghiệp 2014, điều 35 về điều kiện góp vốn khi thành lập công ty cần lưu ý:

2.1 Quy định về tài sản góp vốn điều lệ

Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp mới nhất 2014 thì các loại tài sản góp vốn điều lệ công ty tnhh có thể gồm:

  • Tiền Việt Nam.
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
  • Vàng.
  • Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.

Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty mà thành viên góp vào để tạo thành vốn của công ty theo quy định của pháp luật.

2.2 Thời hạn góp vốn điều lệ cụ thể của từng loại hình doanh nghiệp như sau:

Đối với công ty TNHH 1 Thành viên: thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần: thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam

Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Sau khi đăng ký xong thì chủ doanh nghiệp phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

3. Có cần phải chứng minh vốn khi thành lập công ty không?

Có cần phải chứng minh vốn khi thành lập công ty không? Cụ thể là vốn điều lệ. Đây có lẽ là nỗi boăn khoăn lớn nhất và cần xác định rõ để có sự chuẩn bị khi thành lập công ty và khởi nghiệp. 

3.1 Trường hợp không cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập

Thực thế nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề tự do, pháp luật không quy định về việc phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty và không có một cơ quan nào kiểm tra điều này. Bởi lẽ vốn điều lệ do công ty tự đăng ký và tự chịu trách nhiệm 100% về tính chính xác của nội dung kê khai với Sở kế hoạch và đầu tư khi thành lập. 

Sau khi đăng ký thành lập, doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ......là được.

Ví dụ: Có nhiều doanh nghiệp đăng ký vốn đìều lệ là 1 tỷ, tuy nhiên thực tế họ không có đủ 1 tỷ nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thuờng. Và hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là chưa góp đủ mức vốn điều lệ vào công ty mình nhưng vẫn đang hoạt động bình thường.

3.2 Trường hợp nên chứng minh vốn điều lệ khi thành lập

Trường hợp nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện hoặc ngành nghề có yêu cầu vốn ký quỹ thì có thể chủ động chứng minh vốn điều lệ để xác định doanh nghiệp có đủ điều kiện để được thành lập và hoạt động ngành nghề đó hay không. 

Doanh nghiệp có thể thì có thể dựa vào thời hạn góp vốn để chứng minh vốn điều lệ. Pháp luật có quy định về thời hạn góp vốn điều lệ vào công ty là 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau ngày này nếu các thành viên không góp đủ thì sẽ phải điều chỉnh về số vốn thực tế đã góp. 

Việc chứng minh phần vốn góp của thành viên công ty là hoàn toàn cần thiết. Các thành viên góp vốn hoặc cổ đông sẽ phải nắm giữ các giấy tờ để chứng minh mình đã góp vốn vào công ty. Cũng như lấy đó làm căn cứ để phân chia lợi nhuận sau này.

Thành viên góp vốn hoặc cổ đông sẽ phải giữ các giấy tờ sau để chứng minh phần vốn đã góp:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thể hiện rõ tỷ lệ vốn góp của các thành viên/ cổ đông
  • Điều lệ công ty
  • Giấy chứng nhận góp vốn, cổ phiếu.
  • Sổ đăng ký thành viên/ cổ đông. Tài liệu này thể hiện rõ tỷ lệ góp vốn/ cổ phần/ loại tài sản góp vốn.
  • Biên lai thu tiền, chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, chứng từ về tài sản góp vốn.
  • Các tài liệu khác trong nội bộ doanh nghiệp.

Cần lưu ý rằng, khác với Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ. Khi công ty đã phát hành các tài liệu này cho thành viên/cổ đông. Dù trên thực tế các thành viên/cổ đông đã góp vốn vào công ty hay chưa.

Thì tài liệu đó là một trong các căn cứ pháp lý quan trọng xác định phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên đối với công ty khi có tranh chấp xảy ra.

4. Các loại chi phí doanh nghiệp cần lưu ý khi thành lập

Chi phí trong doanh nghiệp là tập hợp tất cả các loại chi phí mà công ty cần chi trả trong quá trình thành lập, vận hành các hoạt động kinh doanh để đạt được các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận hoặc kế hoạch phát triển của công ty. Các loại chi phí trong doanh nghiệp gồm có:

  

4.1 Chi phí nguyên liệu

  • Chi phí nguyên liệu là một trong những chi phí lớn nhất trong các doanh nghiệp sản xuất và thương mại. Chi phí nguyên liệu gồm 2 phần là: chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ:
  • Chi phí nguyên vật liệu chính: là chi phí nguyên vật liệu chính, quan trọng để sản xuất tạo nên thành phẩm
  • Chi phí nguyên vật liệu phụ: là chi phí đầu tư cho các nguyên vật liệu hỗ trợ việc sản xuất thành phẩm chính.

4.2 Chi phí thuê nhân công, nhân sự

Chi phí nhân công là các khoản phải chi trả cho việc sử dụng lao động cho công ty. Các chi phí này bao gồm tiền lương cho đến các khoản phụ cấp, trợ cấp như thưởng, tiền trợ cấp ăn uống, tiền xăng xe… Đây là khoản chi phí cực lớn trong các doanh nghiệp hiện nay.

4.3 Chi phí khấu hao TSCĐ

Đây là chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả cho các tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. Chi phí khấu hao bao gồm chi phí khấu hao hữu hình và chi phí khấu hao vô hình.

Chi phí khấu hao hữu hình là giá trị khấu hao mà doanh nghiệp bỏ ra để trích khấu hao tương ứng với tài sản cố định tùy thuộc vào thời gian sử dụng của nó. Các khoản chi phí khấu hao hữu hình có thể kể đến như là: máy móc sản xuất, thuê văn phòng, sử dụng văn phòng phẩm, các công cụ làm việc như máy tính, máy in….

Chi phí khấu hao vô hình là tài sản không thể hiện dưới dạng vật chất nhưng vẫn mang giá trị chung của doanh nghiệp, được sử dụng trong kinh doanh, sản xuất. Các khoản chi phí khấu hao vô hình như: chi phí quản lý, chi phí tiếp khách…

4.4 Chi phí ngoài sản xuất

Là các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất công ty có thể kể đến như là: chi phí bán hàng, chi phí tiếp thị, chi phí marketing, chi phí chăm sóc khách hàng, chi phí sự kiện…. Để giảm thiểu chi phí ngoài sản xuất, doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp tối ưu quản lý và vận hành doanh nghiệp hiệu quả.

4.5 Các khoản thuế, phí, lệ phí

Các khoản thuế, phí, lệ phí thường không nhiều nhưng cũng là một phần chi phí trong doanh nghiệp. Các khoản thuế, phí, lệ phí có thể kể đến như là: thuế đất, lệ phí môn bài, lệ phí sao y, chứng thực, phí cầu đường…

Ngoài những khoản chi phí trên thì có thể kể đến những khoản chi phí khác trong doanh nghiệp như là: chi phí khấu hao xe ô tô, chi phí khấu hao xây dựng văn phòng, chi phí tiếp khách, ăn uống hoặc sử dụng các dịch vụ mua ngoài như: quà biếu, quà tặng…

5. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thịnh là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thành lập công ty uy tín tại tphcm. Mọi vấn đề về pháp lý, hồ sơ, thủ tục, thành lập công ty sẽ được nhân viên Tân Thành Thịnh hỗ trợ trọn gói, giúp khách hàng an tâm, tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian và giảm thiểu rủi ro về sau.

 

Đội ngũ nhân viên Tân Thành Thịnh có tay nghề cao, năng lực chuyên mô vững, sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong mọi thủ tục hồ sơ khi thành lập doanh nghiệp, kể cả những hồ sơ khó. Đồng thời họ sẽ trực tiếp xử lý những vấn đề liên quan sau khi thành lập, những vấn đề phát sinh…. Và đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan nhà nước.

Hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thành lập doanh nghiệp – Tân Thành Thịnh đã đồng hành và giúp đỡ cho hơn 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi ngành nghề khác nhau. Đến với Tân Thành Thịnh bạn hoàn toàn an tâm bởi:

  • Tư vấn chuyên nghiệp.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là những thông tin về bài viết thành lập công ty cần bao nhiêu vốn, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề này hoặc đang tìm kiếm một đơn vị dịch vụ thành lập công ty thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhé. 

Các bạn xem thêm chi phí thành lập công ty

Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong việc đồng hành hơn 20.000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
  • Địa chỉ: 22 Đường số 5, Khu dân cư CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN