Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 14/11/2024 |

Các nghiệp vụ kế toán cơ bản doanh nghiệp - Tân Thành Thịnh

0/5 (0 votes)

Nghiệp vụ kế toán là công việc của một kế toán viên cần thực hiện trong doanh nghiệp. Tùy vào từng vị trí kế toán mà những nghiệp vụ kế toán sẽ khác nhau. Vậy có những nghiệp vụ kế toán cơ bản nào? Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp thường khác với nghiệp vụ kế toán công ty dịch vụ như thế nào? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.


1. Nghiệp vụ kế toán là gì?

Nghiệp vụ kế toán là những công việc mà kế toán thực hiện hàng ngày gồm các hoạt động như: thu/chi tiền bán hàng hóa, nhập/xuất quỹ tiền mặt, kê khai thuế, bút toán báo cáo tài chính…


Bạn có thể hiểu đơn giản, nghiệp vụ kế toán là tất cả mọi công việc của kế toán cần thực hiện trong doanh nghiệp trong phạm vi cho phép.

Công việc kế toán đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối, do đó để hoàn tất mọi nghiệp vụ kế toán, kế toán viên cần có năng lực chuyên môn và bằng cấp nhất định.

2. Các nghiệp vụ kế toán cơ bản

Mỗi loại nghiệp vụ kế toán khác nhau sẽ có bảng mô tả công việc cụ thể hoàn toàn khác nhau. Tại đây, Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến quý khách hàng các nghiệp vụ kế toán phổ biến tại trong các doanh nghiệp hiện nay.

 

2.1 Nghiệp vụ kế toán bán hàng

Nghiệp vụ kế toán bán hàng sẽ là người có trách nhiệm quản lý và thực hiện ghi chép mọi công việc liên quan nghiệp vụ bán hàng của công ty. Kế toán bán hàng là người làm các công việc như ghi hóa đơn, ghi sổ chi tiết doanh thu bán hàng, thực hiện lập báo cáo, thuế…

a) Công việc kế toán bán hàng

Công việc của kế toán bán hàng sẽ phụ thuộc vào đặc thù ngành nghề kinh doanh cũng như tình hình cụ thể của doanh nghiệp, cửa hàng đó. Mỗi doanh nghiệp có quy mô, ngành nghề khác nhau thì khối công việc của kế toán bán hàng cũng khác nhau.

Sau đây là mô tả công việc kế toán bán hàng tổng quát mà hầu như nhân viên kế toán bán hàng nào cũng phải thực hiện.

a1) Cập nhật giá, hàng hóa

+/ Thường xuyên cập nhật giá, sản phẩm hàng hóa mới vào phần mềm quản trị kế toán.

+/ Thông báo sửa đổi đến các bộ phận có liên quan nếu giá thay đổi.

a2) Quản lý các hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động bán hàng

+/ Xuất hóa đơn cho khách hàng và kèm theo bảng kê chi tiết hàng hóa. Trường hợp nếu khách hàng không xuất hóa đơn bạn nên chủ động làm bảng kê để theo dõi và hỗ trợ cho việc làm báo cáo sau này.

+/ Nhập số liệu bán hàng, mua hàng vào phần mềm kế toán, bao gồm bảng kê khai chi tiết các hóa đơn bán hàng trong ngày, tính tổng giá trị hàng đã bán cộng với thuế VAT (nếu có)

+/ Cập nhật và theo dõi doanh số bán hàng hằng ngày.

+/ Theo dõi và thực hiện tính tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng, bao gồm chiết khấu thương mại hoặc chiết khấu thanh toán (nếu có)

+/ Cập nhật đầy đủ các hóa đơn bán hàng có liên quan, bao gồm hóa đơn bán hàng và hóa đơn bán dịch vụ

+/ Quản lý các hóa đơn đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp trong kỳ bán hàng để hỗ trợ cho việc hạch toán sau này.

a3) Kiểm tra và cập nhật số liệu hàng hóa từ kho

+/ Phối hợp Kế toán kho, Thủ kho đối chiếu số liệu hàng xuất - tồn hằng ngày để nắm rõ số lượng, giá trị của lượng hàng hóa xuất ra cũng như lượng sản phẩm được nhập vào. Thực hiện đối chiếu với số liệu trên phần mềm hệ thống để đảm bảo tính trùng khớp.

+/ Tổng hợp số liệu bán - mua hàng trong ngày, lấy đó làm căn cứ để lập báo cáo liên quan vào cuối ngày.

+/ Phối hợp với Kế toán kho, Thủ kho hàng ngày kiểm tra và Lập các báo cáo hàng hóa cho cấp trên để cập nhật tình hình hàng hóa theo từng kỳ bán hàn trong doanh nghiệp.

a4) Theo dõi công nợ bán hàng

+/ Phối hợp với Kế toán doanh thu, Kế toán công nợ phải thu thống kê tình hình công nợ, thu hồi công nợ và quản lý tiền hàng

+/ Lên kế hoạch thu hồi công nợ và thực hiện đốc thúc công nợ của khách hàng trong quá trình bán hàng.

+/ Quản lý khách nợ, theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng, số tiền khách nợ, thời hạn và tình hình trả nợ của khách.

a5) Lập các báo cáo bán hàng

+/ Lập báo cáo danh mục hàng hóa bán ra theo kỳ bán hàng.

+/ Lập báo cáo công nợ phải thu theo yêu cầu của quản lý.

+/ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính theo định kỳ tháng, quý, năm.

a6) Các công việc khác

Làm báo giá hàng hóa, làm hợp đồng bán hàng cho khách hàng khi yêu cầu, quản lý và theo dõi khách hàng (nếu có), thực hiện các công việc phát sinh theo yêu cầu…

b) Các tài khoản kế toán bán hàng

Các tài khoản kế toán bán hàng cần phải sử dụng gồm:

  • Tài khoản 156 - Hàng hóa
  • Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán
  • Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
  • Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
  • Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng

2.2 Nghiệp vụ kế toán kho

Nghiệp vụ kế toán kho là người có chuyên môn thực hiện các công việc liên quan tới kho như theo dõi hàng hóa, nhập xuất hàng hóa, lập hóa đơn và chứng từ, theo dõi việc xuất nhập hàng hóa, đối chiếu hóa đơn, chứng từ với số liệu kho và quản lý công việc trong kho giúp hạn chế tối đa những rủi ro và thất thoát cho doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, kế toán kho là người làm việc trực tiếp cùng kế toán doanh thu, kế toán hàng hóa, kế toán thanh toán… và chịu sự quản lý trực tiếp của kế toán tổng hợp hoặc kế toán trưởng.

a) Công việc kế toán kho

Công việc hàng ngày của kế toán kho khá đơn giản, chủ yếu xoay quanh hàng hóa, chứng từ, số liệu và quản lý kho. Cụ thể như sau:

a1) Công việc hàng ngày gồm:

Thực hiện việc nhập  xuất hàng hóa, nguyên liệu theo yêu cầu từ các bộ phận khác.

Theo dõi và cập nhật số lượng hàng hóa của kho thường xuyên.

Đề xuất nhập nguyên liệu, hàng hóa phòng trường hợp thiếu hụt.

Định kỳ 3 tháng 1 lần phối hợp với thủ kho kiểm kê toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho. Xử lý những hàng hòa hư hỏng, hết hạn sử dụng.

Lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu phát hiện có sự chêch lệch giữa số liệu thực tế với sổ sách, nộp về phòng Kế toán để được xử lý.

Kiểm tra, sắp xếp hàng hóa trong kho ngăn nắp, khoa học, phân loại rõ ràng, đúng chủng loại, đúng kích cỡ, đúng nguồn hàng…

Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi thực hiện Nhập/Xuất kho.

Kiểm tra và nhập các chứng từ, số liệu hàng hóa vào phần mềm hệ thống mỗi ngày khi xuất/ nhập.

Đối chiếu số liệu hàng hóa giữa thủ kho và kế toán để đảm bảo tính chính xác.

Thường xuyên theo dõi công nợ nhập – xuất hàng hóa, định kỳ lập biên bản xác minh công nợ theo quy định.

Xây dựng quy trình làm việc khoa học, đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động công việc của bộ phận kho.

Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.

a2) Công việc kế toán kho hằng tháng, quý

Lập các báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn và các báo cáo liên quan khác theo quy định

Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.

Hạch toán việc xuất – nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, thực hiện hạch toán doanh thu, giá vốn và chi phí

Xác nhận kết quả kiểm, đếm, giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo quy định.

Thực hiện bao cáo kế toán theo quy định.

b) Các tài khoản kế toán kho cần

Để thực hiện công việc, kế toán kho cần phải có những tài khoản sau đây:

  • Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường
  • Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu
  • Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ
  • Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Tài khoản 155 – Thành phẩm
  • Tài khoản 156 – Hàng hóa
  • Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán

2.3 Nghiệp vụ kế toán công nợ

Nghiệp vụ kế toán công nợ sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi công nợ của doanh nghiệp từ các khoản thu, chi, sổ quỹ tiền mặt, tiền mặt gửi ngân hàng, các khoản thu, các khoản phải trả… một cách minh bạch và chính xác.

a) Công việc kế toán công nợ

Một kế toán công nợ thường thực hiện những nghiệp vụ công việc sau đây:

a1) Công việc hàng ngày

Kiểm tra chứng từ và kẹp chứng từ theo nghiệp vụ phát sinh kèm theo để hỗ trợ công việc thu công nợ (thu, chi, nhập, xuất, hoá đơn)

Kiểm tra nội dung, các điều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán.

Lập bút toán kết chuyển công nợ hàng hoá, dịch vụ với các chi nhánh (nếu có)

Tạo mã, thêm mã khách hàng, mã nhà cung cấp mới và cập nhật trên hệ thống để quản lý đối với các khách hàng mới.

Theo dõi theo từng hợp đồng của từng khách hàng.

Theo dõi công nợ riêng cho từng khách hàng, nhà cung cấp và lên kế hoạch thu các khoản nợ tới hạn thanh toán, nợ xấu, nợ quá hạn.

Theo dõi công nợ tạm ứng của cán bộ nhân viên công ty.

Lập hạn thanh toán căn cứ theo hợp đồng với nhà cung cấp nhà cung cấp.

Phối hợp với các bộ phận khác.

a2) Công việc hàng tháng

Làm báo cáo, phân tích công nợ để trao đổi với bộ phận kinh doanh.

Thực hiện đối chiếu và kiểm tra lại với các bộ phận liên quan trước khi trình sếp.

Xác nhận công nợ định kỳ với các chi nhánh của công ty (nếu có)

Lập hạn phải thu của khách hàng theo cam kết trong hợp đồng.

In báo cáo quỹ và sổ quỹ tiền mặt hằng tháng.

Thực hiện báo cáo công nợ theo tháng cho kế toán trưởng để quản lý và theo dõi.

a3) Công việc hàng quý

Lập báo cáo công nợ phải thu mỗi quý.

Lập báo cáo công nợ phải trả mỗi quý.

In báo cáo quỹ và sổ quỹ tiền mặt theo quý để theo dõi.

Lập bản đối chiếu công nợ gửi cho nhà cung cấp và khách hàng có chữ ký, đóng dấu cho đối tác, rồi đưa biên bản này về giao cho kế toán tổng hợp để làm căn cứ quyết toán thuế.

a4) Công việc hàng năm

Báo cáo công nợ chi tiết của công ty.

Kiểm tra và đối chiếu các khoản công nợ phải thu phải trả với các bộ phận liên quan trước khi trình sếp.

Lập báo cáo công nợ phải thu cuối năm.

Lập báo cáo công nợ phải trả tổng hợp cuối năm.

Cung cấp dữ liệu cho các bộ phận liên quan khi cần.

b) Các tài khoản kế toán công nợ cần

Để thực hiện công việc, kế toán công nợ cần phải có những tài khoản sau đây:

  • Tài khoản 131 - Nợ phải thu
  • Tài khoản 331 - Nợ phải trả
  • Tài khoản 141 - Tạm ứng/ hoàn ứng
  • Tài khoản 138 - Các khoản phải thu khác
  • Tài khoản 338 - Các tài khoản phải trả khác

3. Cách định khoản các nghiệp vụ kế toán cơ bản

Định khoản kế toán là một trong những nghiệp vụ bắt buộc mỗi kế toán phải hoàn thành. Sau đây, Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến bạn cách định khoản như sau: 


3.1 Khái niệm – định khoản kế toán là gì?

Định khoản kế toán là việc xác định tài khoản nào ghi Nợ - tài khoản nào ghi Có, với số tiền cụ thể đối với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

3.2 Quy tắc định khoản kế toán

Định khoản kế toán thường sử dụng kết cấu chung của tài khoản kế toán là chữ T để thực hiện. Quy tác định khoản như sau:

  • Bên Nợ ghi trước, bên có ghi sau
  • Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên
  • Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên
  • Dòng ghi Nợ phải so le với dòng ghi có
  • Tổng giá trị bên nợ = tổng giá trị bên có
  • Số tư có thể có cả bên nợ và bên có

3.3 Cách định khoản các nghiệp vụ kế toán

Quy trình các bước định khoản nghiệp vụ kế toán như sau:

  • Bước 1: Xác định đối tượng kế toán
  • Bước 2: Xác định tài khoản kế toán liên quan để áp dụng
  • Bước 3: Xác định hướng tăng, giảm các tài khoản
  • Bước 4: Tiến hành định khoản bằng cách ghi Nợ, Có với số tiền tương ứng từng bên.

4. Công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói tại tphcm. uy tín, chuyên nghiệp được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn. Với 19 năm hoạt động trong ngành Kế toán – Thuế, Tân Thành Thịnh đã hỗ trợ và đồng hành cùng 20.000 doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề liên quan đến sổ sách, kế toán, thuế và những vấn đề liên quan.

 

Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh có năng lực chuyên môn cao, luôn tận tâm hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất và có trách nhiệm trong công việc giúp hạn chế mọi rủi ro, đảm bảo quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước. 

Hơn thế nữa, Tân Thành Thịnh còn là đại lý thuế trực tiếp của chi cục thuế tại tphcm, giúp quý khách hàng xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, Tân Thành Thịnh luôn đồng hàng cùng doanh nghiệp xử lý những vấn đề phát sinh nhanh chóng, đảm bảo. 

Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị dịch vụ kế toán uy tín? Bạn đang muốn tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và đảm bảo chính xác hồ sơ, chứng từ thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé. Dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh là giải pháp phù hợp cho mọi doanh nghiệp hiện nay. 

Với những thông tin về kế toán kho, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề kế toán hoặc các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0913459391 hoặc thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ nhé. 

Các bạn xem thêm thuế pit là gì

  • Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
  • Địa chỉ: 22 Đường số 5, Khu dân cư CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0913459391
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

TIN TỨC LIÊN QUAN