Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Sunday, 13/10/2024 |

Mở cửa hàng có cần giấy phép kinh doanh không? Tân Thành Thịnh

0/5 (0 votes)

Bạn đang có ý định mở một cửa hàng, nhưng lại không biết việc mở cửa hàng có cần giấy phép kinh doanh khôngThực tế thì theo quy định của pháp luật, mọi hình thức kinh doanh của cá nhân, tổ chức đều phải xin giấy phép kinh doanh, ngoại trừ một vài trường hợp cụ thể được pháp luật quy định.

Trong bài viết này, Tân Thành Thịnh sẽ cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích về những quy định trong việc đăng ký kinh doanh cửa hàng, cũng như những hồ sơ và thủ tục cần thực hiện. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Giấy phép kinh doanh cửa hàng là gì?

Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh, khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Như vậy, giấy phép kinh doanh cửa hàng là giấy cho phép cửa hàng hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật.

1.1 Đặc điểm giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là một trong những cơ sở pháp lý để cá nhân hay tổ chức được phép hoạt động kinh doanh một số ngành nghề nhất định.

Là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp về việc doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề nhất định, là cơ sở để cơ quan quản lý dễ dàng, kiểm soát được hoạt động kinh doanh của các ngành nghề có điều kiện kiểm soát nghĩa vụ thuế.

1.2 Nội dung của Giấy phép kinh doanh

Nội dung giấy phép kinh doanh sẽ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cũng như loại giấy mà bạn định xin phép. Giấy phép kinh doanh thường bao gồm các nội dung sau đây:

  • Tên doanh nghiệp bao gồm tên đầy đủ và tên viết tắt, tên nước ngoài
  • Mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số xuất nhập khẩu
  • Địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
  • Ngành nghề kinh doanh
  • Phạm vi các hoạt động kinh doanh;
  • Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
  • Thời hạn của giấy phép bao gồm ngày cấp
  • Các nội dung khác được cập nhật

1.3 Những lợi ích của doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép kinh doanh

Doanh nghiệp sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ có những lợi ích như sau:

  • Các hoạt động của doanh nghiệp sẽ được nhà nước cho phép hoạt động và bảo vệ.
  • Rất cần thiết cho những ngành nghề kinh doanh mà pháp luật có quy định điều kiện, các hoạt động như vận tải quốc tế, mua bán xuất khẩu hàng hóa… khi cần xuất hóa đơn đỏ, vì cần phải có giấy phép kinh doanh.
  • Thể hiện tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, khẳng định được doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, đáp ứng được các điều kiện hoạt động kinh doanh tối thiểu theo quy định. Đồng thời, giúp khẳng định quy mô doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin với khách hàng.
  • Chứng minh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hợp pháp, như vậy việc giao dịch, kinh doanh, các hoạt động khác của doanh nghiệp sẽ được dễ dàng và thuận lợi hơn.
  • Tạo được sự tin tưởng đối với các nhà đầu tư, giúp cho việc mở rộng cơ hội phát triển, mở rộng thị trường, thúc đẩy hợp tác và phát triển.
  • Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều ưu đãi từ nhà nước như hỗ trợ vay vốn, trừ thuế, hỗ trợ và bảo vệ bằng pháp luật…
  • Giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường.
  • Có đầy đủ cơ sở pháp lý, tránh được việc bị xử phạt.

1.4 Các trường hợp không cần đăng ký giấy phép kinh doanh

Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định, các trường hợp sau đây không phải đăng ký kinh doanh:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối.
  • Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. 

Như vậy, việc mở cửa hàng không thuộc các trường hợp trên nên bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Các quy định về kinh doanh cửa hàng

Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu các quy định về kinh doanh cửa hàng. Để cửa hàng hoạt động một cách thuận lợi, thì bạn cần tuân thủ một số quy định như sau:


 

2.1 Quy định về đặt tên cho cửa hàng

Tên của cửa hàng phải tuân thủ theo những yêu cầu và quy định chung của pháp luật. Cụ thể:

  • Tên của cửa hàng sẽ bao gồm loại hình + tên riêng. Loại hình ở đây có thể là Hộ kinh doanh hoặc công ty. Tức là tên cửa hàng khi đăng ký kinh doanh sẽ gồm: Hộ kinh doanh + Tên riêng hoặc Công ty + tên riêng
  • Tên riêng phải sử dụng các chữ cái thuộc bảng chữ cái Tiếng Việt, cũng có thể kèm theo ký hiệu, chữ số và các chữ cái F, J, Z, W.
  • Tên riêng không được sử dụng những ký hiệu hay từ ngữ vi phạm văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục.
  • Tên riêng phải đảm bảo không giống hay trùng lặp với cửa hàng kinh doanh khác thuộc phạm vi huyện. Bạn có thể đặt tên tiếng anh để tránh gây nhầm lẫn.

2.2 Quy định về việc đóng thuế cho cửa hàng

Sau khi mở cửa hàng kinh doanh, bạn sẽ phải đóng những loại thuế suất theo quy định của pháp luật như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế môn bài

Trường hợp doanh thu của cửa hàng không tới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế nêu trên.

2.3 Quy định về số lượng lao động và thuê nhân viên

Cửa hàng kinh doanh được quy định về số lượng lao động và thuê nhân viên như sau:

  • Cửa hàng chỉ được thuê tối đa 10 lao động đối với loại hình kinh doanh hộ gia đình. Đối với loại hình công ty thì không hạn chế số lượng lao động. Lưu ý, danh sách lao động cần được ghi rõ khi đăng ký kinh doanh.
  • Việc thuê nhân viên nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng kinh doanh. 

3. Các loại hình xin giấy phép kinh doanh cửa hàng

Có 2 loại hình chủ yếu khi xin phép kinh doanh cửa hàng, đó là hộ kinh doanh và công ty. 

3.1 Loại hình Hộ kinh doanh

Tại khoản 1 điều 79 thuộc NĐ 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh được quy định với nội dung cụ thể như sau: 

  • Hộ kinh doanh là một tổ chức do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đã đủ độ tuổi theo quy định và có đầy đủ khả năng chịu trách nhiệm cho hành vi cua mình hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh dưới quy mô mười người lao động, đồng thời chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.
  • Một hộ kinh doanh khi sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định mới nhất của nhà nước.

a)  Quy định về đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh

+/ Đối tượng thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

  • Cá nhân là công dân đủ 18 tuổi, có nhận thức về hành vi nhân sự và phải là công dân Việt Nam.
  • Nhóm cá nhân thỏa mãn những điều kiện nêu trên.
  • Hộ gia đình.

Lưu ý: Cá nhân, thành viên trong hộ gia đình hay thành viên trong một nhóm tổ chức quản lý chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và có quyền góp vốn cổ phần. Tuy nhiên, cá nhân đứng tên hộ kinh doanh sẽ không được đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp hợp danh trừ trường hợp nhận được sự nhất trí của các thành viên trong doanh nghiệp hợp danh.

 b) Hộ kinh doanh không phải là một doanh nghiệp

  • Hộ kinh doanh không có con dấu.
  • Không có văn phòng đại diện và không được phép mở chi nhánh.
  • Không được quyền sử dụng các quyền như quyền xuất nhập khẩu hay quyền áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh bị thua lỗ, phá sản.

Ngoài ra, nếu có phát sinh các khoản nợ, thì cá nhân hay thành viên trong hộ gia đình phải chịu trách nhiệm trả hết khoản nợ mà không được phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có, không phụ thuộc vào việc họ đã chấm dứt hoạt động kinh doanh.

3.2 Loại hình công ty

Công ty là sự liên kết của hai hay nhiều người (cá nhân hay pháp nhân) bằng một sự kiện pháp lí trong đó các bên thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả năng của họ nhằm tiến hành các hoạt động để đạt mục tiêu chung.

Công ty bao gồm 3 loại hình: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Các loại hình này có những đặc điểm chung như sau: 

  • Là một pháp nhân.
  • Tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu.
  • Chủ sở hữu với công ty chỉ có trách nhiệm hữu hạn
  • Cổ phần hay phần vốn góp trong công ty là chuyển nhượng được.
  • Mô hình quản lý tập trung và thống nhất.

4. Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng được quy định cụ thể như sau:

4.1 Đối với loại hình hộ kinh doanh

Đối với hoạt động kinh doanh hộ cá thể thủ tục đăng ký như sau: Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình chuẩn bị thực hiện các hồ sơ, thủ tục như sau:

a) Hồ sơ

Cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

b) Thủ tục thực hiện

Có 2 phương thức đăng ký giấy phép hộ kinh doanh, đó là đăng ký trực tiếp hoặc qua mạng thông tin điện tử.

+/ Đăng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh

  • Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh thực hiện đăng ký hộ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
  • Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận cho hộ kinh doanh.
  • Khi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh truyền thông tin đăng ký thành lập hộ kinh doanh sang Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế;
  • Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế nhận thông tin đăng ký thành lập hộ kinh doanh từ hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh truyền sang và tự động kiểm tra sự phù hợp của thông tin theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế.
  • Trường hợp thông tin phù hợp theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động tạo mã số hộ kinh doanh và thực hiện phân cấp cơ quan thuế quản lý đối với hộ kinh doanh; đồng thời truyền các thông tin này sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.
  • Trường hợp thông tin không phù hợp theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế, Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế tự động phản hồi về việc thông tin không phù hợp và truyền sang hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh;

Trên cơ sở thông tin do Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế cung cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và Thông báo về cơ quan thuế quản lý trực tiếp cho người thành lập hộ kinh doanh; trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải ra Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

+/ Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số

  • Người nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số để ký xác thực hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo quy trình trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trả giấy biên nhận hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cho người nộp hồ sơ qua mạng thông tin điện tử theo quy trình trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

4.2 Đối với loại hình công ty

Để đăng ký giấy phép kinh doanh đối với loại hình công ty cần thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Soạn hồ sơ đăng ký giấy phép chứng nhận doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu tuỳ từng loại hình công ty.
  • Bản dự thảo điều lệ của công ty trình bày hợp lệ.
  • Văn bản liệt kê danh sách thành viên hoặc cổ đông tuỳ vào loại hình công ty.
  • Bản sao giấy chứng thực cá nhân hợp lệ kèm theo đối với cổ đông/ thành viên là các cá nhân.
  • Đối với tổ chức thì hồ sơ đính kèm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy uỷ quyền cho cá nhân đại diện tổ chức và bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện của tổ chức.
  • Văn bản trình bày quyết định tham gia góp vốn của tổ chức.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Có thể nộp trực tiếp hoặc qua cổng thông tin điện tử.

  • Sau khi tiếp nhận, Phòng Đăng ký kinh doanh, thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư sẽ xử lý hồ sơ của doanh nghiệp.
  • Thời gian diễn ra từ 3 đến 5 ngày làm việc. 

Bước 3: Nhận giấy phép kinh doanh bởi Phòng đăng ký kinh doanh

  • Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Đây được xem là giấy phép kinh doanh đối với việc thành lập công ty. Nếu hồ sơ còn thiếu sót, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu chỉnh sửa thông qua văn bản.

4.3 Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh Tân Thành Thịnh

Việc hiểu rõ về điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh cửa hàng, cũng như việc chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký, tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra không hề đơn giản chút nào. Nếu có sai sót sẽ làm các bạn tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.

Do đó, để quá trình đăng ký giấy phép kinh diễn ra được thuận lợi và nhanh chóng, các bạn có thể liên hệ với Tân Thành Thịnh – một trong những công ty tư vấn đăng ký giấy phép kinh doanh uy tín, chất lượng nhất Tp. HCM. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ trọn gói về đăng ký giấy phép kinh doanh, trong đó có dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh mở cửa hàng với cam kết 100% tỷ lệ thành công.

Các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách chi tiết và cụ thể nhất. Hotline: 0913459391

5. Công Ty Tư Vấn Doanh Nghiệp Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thịnh chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán – thuế, dịch vụ tư vấn thành lập công ty/ doanh nghiệp uy tín, chất lượng tại TP. HCM.


Với 19 năm kinh nghiệm thực tế trong việc hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp ở mọi quy mô lớn nhỏ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng tôi luôn đảm bảo hoàn tất mọi hồ sơ, thủ tục một cách tốt nhất, nhanh nhất và tiết kiệm nhất có thể, đồng thời cam kết đúng quy định của pháp luật và hạn chế mọi rủi ro.

Tân Thành Thịnh sở hữu đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn cao, nắm vững quy trình chuẩn bị và xử lý mọi hồ sơ, đảm bảo 100% thành công khi đăng ký thành lập.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của Tân Thành Thịnh luôn nhạy bén trong việc cập nhật những thay đổi mới nhất về những thông tư, luật lệ để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho doanh nghiệp. Với sự nhiệt tình, nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm cao, chúng tôi đảm bảo sẽ làm các bạn cảm thấy hài lòng!

5.1 Các gói dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh cung cấp đầy đủ các dịch vụ thành lập doanh nghiệp như sau:

  • Tư vấn thành lập công ty TNHH
  • Tư vấn thành lập công ty cổ phần
  • Tư vấn thành lập hộ kinh doanh
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Tư vấn thành lập chi nhánh/ văn phòng đại diện
  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp nước ngoài
  • Tư vấn thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Bên cạnh đó, Tân Thành Thịnh còn cung cấp thêm các gói dịch vụ về khắc dấu doanh nghiệp, dịch vụ chữ ký số, dịch vụ tư vấn kế toán, hóa đơn điện tư và thay đổi đăng ký kinh doanh.

5.2 Quy trình đăng ký dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Tân Thành Thịnh

Để quá trình thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp diễn ra được thuận lợi và nhanh chóng, cần thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn cụ thể, rõ ràng cho khách hàng về mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, quyền lợi và nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ liên quan, soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 3: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp lên cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký.
  • Bước 4: Đại diện khách hàng hoàn tất tất cả các thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 5: Đồng hành cùng khách hàng hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh sau khi thành lập.

5.3 Cam kết dịch vụ

Đến với Tân Thành Thịnh bạn sẽ không còn phải lo lắng về các vấn đề liên quan đến hồ sơ, chứng từ, các thủ tục pháp lý… trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp vì mọi vấn đề đều sẽ được chúng tôi đồng hành và hỗ trợ bạn một cách tốt nhất. Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi Tân Thành Thịnh luôn cam kết:

  • Tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp.
  • Hỗ trợ trọn gói mọi thủ tục, hồ sơ mà không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo theo đúng những quy định của pháp luật.
  • Luôn đồng hành với khách hàng và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
  • Hỗ trợ tư vấn miễn phí các thủ tục khác sau khi thành lập doanh nghiệp.

Nếu bạn đang có nhu cầu đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng lại không biết chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục hợp lệ cũng như sợ phiền phức và không muốn mất nhiều thời gian thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé! 

>> Các bạn xem thêm hộ kinh doanh có mã số thuế không

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 22 Đường số 5, Khu dân cư CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 771 998 
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com
  • www.tanthanhthinh.com 

TIN TỨC LIÊN QUAN

-