Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Sunday, 13/10/2024 |

10 chức vụ quan trọng trong công ty hiện nay - Tân Thành Thịnh

0/5 (0 votes)

Mỗi công ty sẽ có sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp với nhiều phòng ban và vị trí công việc khác nhau. Từ đó các chức vụ trong công ty hoàn toàn khác nhau. Tùy vào từng chiến lược, cơ cấu mà ban giám đốc xây dựng sẽ có những đội ngũ tương ứng với từng chức vụ cụ thể để phối hợp và hỗ trợ trong công việc.


Ở bài viết này, Tân Thành Thịnh giới thiệu đến quý khách hàng các chức vụ quan trọng trong công ty và sơ đồ tổ chức doanh nghiệp hình thành như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

1. Chức vụ trong công ty là gì?

Chức vụ trong công ty là một chức danh, vị trí mà một người trong tổ chức, doanh nghiệp đảm nhận để thực hiện một loại nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể thông qua những công việc triển khai. Mỗi công ty sẽ có những chức vụ khác nhau  tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề hay đội ngũ nhân sự…


Chức vụ trong công ty giúp xác định vai trò, cấp bậc của từng cá nhân trong cơ cấu tổ chức cùng các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cụ thể để thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ trong phạm vi chức vụ được giao phó.

1.1 Tại sao cần phân cấp các chức vụ trong công ty

Hiểu rõ từng chức vụ và vai trò của từng thành viên trong công ty với chức vụ tương ứng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một tổ chức chặt chẽ, vừa hỗ trợ nhau, vừa tối ưu hóa công việc và đạt được những mục tiêu trong kinh doanh, quản lý doanh nghiệp. Sau đây là những lợi ích khi phân cấp chức vụ trong công ty.

a) Xác định vai trò và trách nhiệm rõ ràng

Mỗi chức vụ sẽ có những vai trò và trách nhiệm, quyền hạn nhất định trong tổ chức. Hiểu được điều này giúp mỗi nhân sự có trách nhiệm trong công việc, minh bạch thông tin và tránh những xung đột, tranh chấp trong công việc. Mỗi nhân sự có thể phát huy năng lực và hiểu được vị thế, vai trò của mình trong tổ chức.

b) Quản lý công việc hiệu quả

Công việc cho từng chức vụ sẽ được cụ thể hóa, rõ ràng, đảm bảo mỗi cá nhân xác định được chính xác nhiệm vụ và trách nhiệm của mình từ đó đảm bảo hiệu suất công việc, tiến độ và khối lượng công việc của cá nhân và từng bộ phận được hoàn thành theo quy định.

c) Tạo điều kiện phát triển nhân sự

Phân cấp chức vụ rõ ràng sẽ tạo ra các bậc thang nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến trong công ty. Mỗi cá nhân sẽ biết được mong muốn và có mục tiêu để phấn đấu, phát triển dài lâu hơn nếu muốn gắn bó với công ty dài lâu. Không động lực nào mãnh liệt hơn khi một nhân viên tự thân phấn đấu khi họ biết được những quyền lợi và trách nhiệm của mình ở vị trí cao hơn.

d) Tối ưu hóa thời gian, chi phí và tài nguyên cho doanh nghiệp

Phân công công việc rõ ràng, xác định vai trò và trách nhiệm từng cá nhân, phòng ban, từ đó giúp cho việc quản lý được dễ dàng, thuận lợi hơn. Đồng thời ban lãnh đạo cũng dễ dàng hỗ trợ kịp thời, tạo điều kiện phát triển nhân viên, các dự án... Từ đó giúp nâng cao hiệu suất làm việc, nhân sự cũng được phát triển, doanh nghiệp ngày một vững vàng.

e) Doanh nghiệp quản lý được rủi ro

Các quyết định quan trọng được thực thi thuận lợi nhờ phân bổ được vai trò và trách nhiệm từng chức vụ. Đồng thời mỗi nhóm sẽ có những trách nhiệm khác nhau, từ đó kiểm soát và quản lý được rủi ro trong từng bộ phận, khối lượng công việc. Đảm bảo tiến độ và hoạt động doanh nghiệp thuận lợi.

f) Giúp ban lãnh đạo định hướng phát triển doanh nghiệp

Nhờ phân cấp chức vụ với vai trò, quyền hạn rõ ràng sẽ giúp các ban lãnh đạo an tâm, từ đó nhân viên đóng góp phòng ban, phòng ban đóng góp cho ban lãnh đạo và ngược lại. Quy trình này ngày một chặt chẽ và chuẩn hóa sẽ giúp doanh nghiệp có những chiến lược  phát triển vững mạnh.

1.2 Top 10 chức vụ quan trọng trong công ty

Có rất nhiều chức vụ trong một doanh nghiệp, tùy vào từng quy mô, cơ cấu tổ chức và ngành nghề, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà có những chức vụ khác nhau. Tân Thành Thịnh giới thiệu đến quý khách hàng những chức vụ quan trọng trong một công ty thường gặp, bạn có thể tham khảo và tìm hiểu thêm thông tin nhé.

a) Chủ tịch hội đồng Quản trị

Chủ tịch hội đồng quản trị trong tiếng anh gọi là Chairman of booard - viết tắt là COB. Chủ tịch hội đồng quản trị là người  đứng đầu Hội đồng quản trị, người có quyền hạn cao nhất trong ban giám đốc và là người lãnh đạo các cán bộ và giám đốc điều hành của một doanh nghiệp do sở hữu lượng cổ phiếu lớn nhất công ty. 

Chủ tịch hội đồng quản trị không tham gia vào các hoạt động quản lý thường trực nhưng là người giám sát, định hướng hoạt động công ty, đảm bảo nhiệm vụ của công ty đối với các cổ đông giữa hội đồng quản trị và ban quản lí cấp trên. 

* Vai trò của Chủ tịch hội đồng quản trị

  • Truyền thông, kết nối công ty với các yếu tố bên ngoài.
  • Ra quyết định, chủ trì quyết định chính sách và chiến lược.
  • Lãnh đạo,tạo động lực và thúc đẩy đội ngũ cán bộ chủ chốt.
  • Quản trị, chịu trách nhiệm về hoạt động thường xuyên của công ty.

* Quyền và trách nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị

  • Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị
  • Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp
  • Triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị
  • Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị
  • Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị
  • Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị
  • Quyền và nghĩa vụ khác theo qui định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty

b) Thành viên hội đồng Quản trị

Thành viên hội đồng quản trị tiếng anh là Member of management Council - viết tắt mà MOMC. Đây là cơ quan cấp cao thứ 2 trong cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần có nhiệm vụ quản lý các hoạt động của công ty.   Thành viên hội đồng quản trị có từ 3 đến 11 người, và được chủ tịch hội đồng quản trị bầu/miễn nhiệm/ bãi nhiệm.

Thành viên hội đồng quản trị phải là người đáp ứng được các điều kiện cụ thể, nhất định đã được đặt ra theo Luật doanh nghiệp và không thuộc một trong các nhóm đối tượng đã liệt kê tại khoản 2 điều 18 của Luật Doanh Nghiệp 2014 về những đối tượng không có quyền quản lý doanh nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên hội đồng quản trị là:

  • Quyết định các hoạt động liên quan đến: chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn, cũng như kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty
  • Kiến nghị với đại hội đồng cổ đông các loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán
  • Được toàn quyền quyết định bán cổ phần, trái phiếu của công ty
  • Được mua lại cổ phần công ty theo quy định tại khoản 1 điều 10 của Luật doanh nghiệp năm 2020
  • Quyết định phương án đầu tư, dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định pháp luật
  • Quyết định và thông qua các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ
  • Có quyền quyết định nhân sự trong các trường hợp sau: Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị; Bổ nhiệm, bãi nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc, tổng giám đốc hoặc người nắm giữ vị trí quan trong khác quy định tại điều lệ công ty; 
  • Quyết định các công việc liên quan đến thành lập công ty: Cơ cấu tổ chức công ty; Hệ thống quản lý nội bộ công ty; Thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện công ty; Các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, xác nhập với doanh nghiệp khác;
  • Có quyền phê duyệt các hoạt động liên quan đến họp đại hội đồng cổ đông như sau: Duyệt chương trình, Tài liệu phục vụ; Thông báo triệu tập đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định;
  • Trình báo cáo tài chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông;
  • Được quyền kiến nghị trong các trường hợp sau: Mức cổ tức được trả thời hạn và thủ tục trả cổ tức; Xử lý lỗ phát sinh trong hoạt động kinh doanh; Tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản công ty;
  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty.

c) Giám đốc Điều Hành

Giám đốc điều hành tiếng anh là Chief Executive Officer - viết tắt là CEO. Là người có quyền hành quyết định các hoạt động và kế hoạch kinh doanh của công ty. Đồng thời cũng là người xây dựng kế hoạch, chiến lược phù hợp với từng giai đoạn phát triển doanh nghiệp nằm  mang lại những sự đột phát và phát triển của công ty tốt nhất.


Giám đốc điều hành là người đại diện trước truyền thông báo chí, đóng vai trò ngoại giao của doanh nghiệp. Họ cũng là người kết nối giữa hội đồng quản trị với các hoạt động của doanh nghiệp. 

* Vai trò, chức năng của Giám đốc điều hành

  • Dẫn dắt hướng đi của doanh nghiệp, xác định phương hướng, sự phát triển doanh nghiệp
  • Xây dựng và truyền đạt tầm nhìn và cảm hứng cho tổ chức phù hợp xu hướng tương lai.
  • Thực hiện chiến lược, giám sát hoạt động, đánh giá tiến độ, cải thiện tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp.
  • Xem xét các cơ hội, tìm cách nâng cao giá trị của cổ đông. 
  • Khám phá và đám phán các thương vụ mua lại nhằm thúc đẩy giá trị cho doanh nghiệp. 
  • Trực tiếp nhận báo cáo từ các phòng ban, nắm bắt mọi tình hình của doanh nghiệp

* Trách nhiệm của Giám đốc điều hành

  • Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp
  • Chịu trách nhiệm với hiệu xuất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
  • xây dựng, cân bằng các nguồn lực, đặc biệt là tài chính của doanh nghiệp
  • Thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch và định hướng phòng ban triển khai
  • Đánh giá tình hình của doanh nghiệp
  • Trình bày báo cáo và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển của doanh nghiệp.

d) Giám đốc Tài Chính

Giám đốc tài chính trong tiếng anh gọi là Chief Financial Officer - viết tắt là CFO. Đây là người có vai trò và vị trí quan trọng trong công ty, đảm nhiệm quản trị tài chính, nguồn tiền và dòng tiền cho doanh nghiệp. Tư vấn, xây dựng các chiến lược, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính hiệu quả để mang lại những kết quả tốt cho doanh nghiệp.

* Vai trò của Giám đốc tài chính

  • Quản lý rủi ro và đảm bảo sổ sách, giấy tờ chính xác
  • Đảm bảo cho hoạt động tài chính bình ổn và hiệu quả
  • Đưa ra chiến lược phát triển hoặc gia tăng hiệu quả tại từng thời điểm
  • Dự đoán đầu tư cũng như lường trước nguy cơ.

* Trách nhiệm của Giám đốc tài chính

  • Cố vấn chiến lược, kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp rõ ràng, chi tiết
  • Lãnh đạo, giám sát và quản lý tất cả mọi hoạt động tài chính
  • Kiểm soát được nguy cơ, rủi ro trong tài chính, đặc biệt là các khoản nợ của doanh nghiệp
  • Thực hiện giám sát các vấn đề pháp lý về tài chính, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật
  • Đưa ra những dự đoán, chiến lược về kinh tế, tài chính phù hợp hỗ trợ các phòng ban.
  • Đặc biệt hoạch định chiến lược tài chính, thuế, quản lý trình ngân sách, gọi vốn đầu tư doanh nghiệp
  • Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp

e) Giám đốc Marketing

Giám đốc Marketing tên tiếng anh là Chief Marketing Officer - viết tắt là CMO. Là người có trách nghiệm chính trong mọi hoạt động marketing và thương hiệu của doanh nghiệp để giúp quảng bá sản phẩm, dịch vụ, tạo nhận diện thương hiệu một  cách hiệu quả.

Ngày nay, vị trí giám đốc Marketing trong doanh nghiệp không thể thiếu dù ở mọi quy mô, kể cả các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Vì hoạt động marketing, quảng bá để tiếp cận khách hàng là không thể thiếu, đặc biệt dưới thời đại chuyển đổi số vô cùng mạnh mẽ như hiện nay.

* Vai trò của giám đốc Marketing

  • Thấu hiểu, đồng cảm và cải thiện trải nghiệm người tiêu dùng
  • Xây dựng và định vị thương hiệu doanh nghiệp
  • Nắm bắt, triển khai các xu hướng Marketing mới nhất cho doanh nghiệp
  • Kết hợp phòng ban, thực hiện tối ưu hóa sản phẩm, triển khai các hoạt động marketing hiệu quả dựa trên khách hàng

* Trách nhiệm của giám đốc Marketing

  • Lãnh đạo, giám sát bộ phận Marketing
  • Nghiên cứu, phân tích thị trường
  • Thiết lập và triển khai chiến lược Marketing
  • Quản trị chiến lược sản phẩm
  • Giám sát, đánh giá và thay đổi hoạt động Marketing trong doanh nghiệp
  • Đưa văn hóa chuyển đổi số vào doanh nghiệp
  • Thiết lập, nuôi dưỡng các mối quan hệ hợp tác

f) Giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh tên tiếng anh là Chief Customer Offcer - viết tắt là CCO hoặc Sales Director. Là người đảm nhiệm mọi hoạt động về kinh doanh và phát triển doanh nghiệp về tiêu thu sản phẩm, dịch vụ khách hàng… đồng thời là người dự đoán xu hướng của thị trường để giúp doanh nghiệp có những cơ hội và sự đột phá trong ngành nghề mà mình kinh doanh. 

Sự thành bại của giám đốc kinh doanh sẽ liên quan trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nên mọi hoạt động và công việc của giám độc kinh doanh sẽ liên quan đến đội ngũ - bán hàng - sản phẩm - khách hàng.

* Vai trò của giám đốc kinh doanh

  • Xây dựng đội ngũ và các chính sách, chiến lược bán hàng để đạt mục tiêu doanh số
  • Nắm bắt mọi nhu cầu của khách hàng, đề xuất những chính sách, chiến lược phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh trong bán hàng.
  • Hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ về thị trường kinh doanh và xu hướng tương lai để có kế hoạch kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp.

* Nhiệm vụ chính của giám đốc kinh doanh

  • Hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn
  • xây dựng và giữ vững thương hiệu, hình ảnh công ty
  • Dự báo thị trường và kế hoạch bán hàng
  • Quản lý con người & đội ngũ sales
  • Xây dựng và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh như đại lý, nhà cung cấp, đối tác, khách hàng, ban giám đốc, phòng ban khác doanh nghiệp...
  • Thực hiện các báo cáo liên quan đến kinh doanh cho ban lãnh đạo công ty

g) Giám đốc vận hành

Giám đốc vận hành tên tiếng anh là Chief Operation Officer - viết tắt là COO. Đây là người đảm nhận vai trò xây dựng cấu trúc doanh nghiệp, thiết lập chính sách, văn hóa, tầm nhìn cho doanh nghiệp và trực tiếp vận hành và quản lý mức độ hiệu quả của các phòng ban, đội nhóm.

Giám đốc vận hành là người đứng thứ 2 sau Giám đốc điều hành CEO. Hỗ trợ đắc lực cho CEO trong mọi tổ chức, vận hành hoạt động, công việc của doanh nghiệp đến các phòng ban cụ thể.

* Vai trò của giám đốc vận hành

  • Thực thi chỉ đạo của CEO và các lãnh đạo cấp cao nhằm đảm bảo hiệu quả các mục tiêu đưa ra
  • Phát triển và phân bổ chiến lược, nhiệm vụ cho các cấp nhân sự.
  • Xây dựng kế hoạch huấn luyện, kịp thời điều chỉnh nhân sự phù hợp với mục tiêu chung
  • Lập kế hoạch thực hiện tiến độ vận hành doanh nghiệp
  • Duy trì, giám sát và tạo động lực cho nhân sự trong quá trình vận hành
  • Đánh giá tiến độ và báo cáo các hoạt động cho ban lãnh đạo

* Trách nhiệm của giám đốc vận hành

  • Chịu trách nhiệm về tiến độ vận  hành của các hoạt động doanh nghiệp.
  • Đảm bảo các hoạt động vận hành diễn ra thuận lợi. Linh hoạt và ưu tiên dựa trên nhu cầu từ tổ chức, nhân viên và các hoạt động chung.
  • Giám sát nhân sự, giám sát các hoạt động vận hành đảm bảo đúng tiến độ
  • Quản lý tài nguyên, tổ chức quản lý nhân sự, phân cấp chức vụ công ty phù hợp.

h) Quản lý/ Trưởng phòng

Quản lý/ Trưởng phòng tên tiếng anh là Manager hoặc Head of department. Đây là một vị trí cấp quản lý tầm trung, đứng đầu một phòng ban chuyên môn, chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình hoạt động và kết quả được giao từ các giám đốc hoặc ban lãnh đạo giao phó.

Toàn bộ mọi vấn đề liên quan đến nhân sự, vận hành, phê duyệt kế hoạch hay triển khai công việc, quản lý và hỗ trợ nhân sự đều được toàn quyền quyết định và định hướng của trưởng phòng/ quản lý để đáp ứng mọi công việc hoàn thành thuận lợi, đúng yêu cầu.

* Vai trò của Quản lý / Trưởng phòng

  • Tham mưu chiến lược phát triển cho ban lãnh đạo công ty
  • Quyết định phương án chuyên môn với vai trò "đầu tàu" phòng ban
  • Quản lý nhân sự phòng ban với những đánh giá, khen thưởng, lương và công việc từng nhân viên
  • Thúc đẩy nâng cao năng lực làm việc bằng việc đào tạo, hỗ trợ, động viên...
  • Kết hợp với các phòng ban khác để triển khai và hoàn thành khối lượng công việc.

* Trách nhiệm Quản lý / Trưởng phòng

  • Chịu trách nhiệm trước mọi đầu việc từ ban lãnh đạo cho phòng ban của mình
  • Phân tích, nghiên cứu và triển khai công việc, đảm bảo hoàn thành tốt nhất với nguồn lực phù hợp
  • Quản lý và điều phối mọi hoạt động công việc hoàn thành
  • Đánh giá, kiểm soát toàn bộ quá trình thực hiện công việc để hỗ trợ kịp thời
  • Báo cáo với ban lãnh đạo

i) Trưởng nhóm

Trưởng nhóm trong tiếng anh gọi là Leader. Họ là người đứng đầu một nhóm điều phối mọi hoạt động và chịu trách nhiệm lãnh đạo một nhóm người để hoàn thành mục tiêu công việc được giao. Trưởng nhóm làm việc trực tiếp với con người nên đòi hỏi khả năng kết nối cao, hiểu được tâm lý và nhạy bén trong việc trao đổi, giao tiếp với mọi người.

* Vai trò trưởng nhóm

  • Phân chia công việc hợp lý
  • Xây dựng các nguyên tắt hoạt động
  • Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong một dự án
  • Khai thác năng lực của từng cá nhân trong đội nhóm
  • Truyền động lực, kết nối và hỗ trợ các thành viên
  • Giám sát mọi hoạt động, tổng hợp và báo cáo công việc

* Trách nhiệm trưởng nhóm

  • Chịu mọi trách nhiệm về tiến độ công việc được giao
  • Trực tiếp làm việc với nhân sự, giải quyết mọi vấn đề thắc mắc, xung đột, bất an, lo lắng… để hoàn thành công việc hiệu quả
  • Thực hiện báo cáo và làm việc trực tiếp với trưởng phòng/ quản lý

k) Chuyên viên/ nhân viên

 Chuyên viên/ nhân viên là người có nghiệp vụ chuyên môn trong một vị trí nhất định, thực hiện mọi công việc liên quan đến vị trí được giao. Để trở thành một chuyên viên/ nhân viên đòi hỏi phải đáp ứng 3 tiêu chuẩn về trình độ thông qua đào tạo và năng lực chuyên môn và phẩm chất của một cá nhân.

Chuyên viên là vị trí cuối cùng của doanh nghiệp, thực hiện những đầu mục công việc được giao theo đúng thời gian và những quy định yêu cầu. Có thể trực tiếp sáng tạo, đề xuất những ý tưởng để góp phần tối ưu hóa công việc một cách hiệu quả, đột phá.

Chuyên viên/ nhân viên là chức vụ đầu tiên mà một người bất kỳ muốn xây dựng một sự nghiệp. Sau đó có lộ trình phát triển dài hạn sẽ đi lên từng nấc thang theo các chức vụ trong công ty tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm chuyên môn trao dồi qua thời gian.

2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là bản vẽ mô tả tóm tắt các bộ phận của công ty với những trách nhiệm và công việc cụ thể. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp thể hiện rõ mối liên hệ của các cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp. Thể hiện được rõ những vai trò, nghĩa vụ cũng như nguồn lực nội tại của doanh nghiệp một cách nhất quán, chuyên nghiệp.


Tùy vào từng quy mô, chiến lược phát triển của doanh nghiệp sẽ có những sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp khác nhau. Và sơ đồ này có thể thay đổi, cải tiến theo thời gian nhằm đảm bảo mục tiêu chung là sự tối ưu hóa bộ máy tổ chức của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp phân chia khối lượng công việc, quản trị một cách hiệu quả.

2.1 Tại sao cần lập sơ đồ tổ chức doanh nghiệp

Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp giúp bạn:

  • Xác định rõ vị trí, mối quan hệ và giao tiếp giữa nhân viên, các bộ phận, phòng ban rõ ràng, chuyên nghiệp
  • Mô tả rõ ràng nhiệm vụ, công việc của từng bộ phận
  • Xác định chức vụ, quyền hạn của từng thành viên và lộ trình các bước cố gắn
  • Thể hiện quy trình làm việc giữa các bộ phận với nhau.

2.2 Sơ đồ cấu trúc công ty cổ phần

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần gồm có 2 mô hình sau, mỗi bộ phận có vai trò và trách nhiệm khác nhau, hỗ trợ công ty cổ phần phát triển toàn diện:

  • Mô hình 1 gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc, Tổng giám đốc. Nếu công ty cổ phần có số lượng cổ đông dưới 11 cổ đông, các cổ đông là tổ chức nắm giữ dưới 50%  tổng số cổ phần của công ty thì có thể thành lập Ban kiểm soát hoặc không.
  • Mô hình 2 gồm có:  Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, đối với mô hình cơ cấu tổ chức này phải có ít nhất 20% số thành viên độc lập Hội đồng quản trị, phải thành lập Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập Hội đồng quản trị thực hiện giám sát, tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản  lý điều hành công ty.

3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh với hơn 19 năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khách hàng, Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM, cam kết hỗ trợ khách hàng hoàn tất mọi hồ sơ, thủ tục với chi phí thấp nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế mọi rủi ro.


Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh đảm bảo 100% thành công khi đăng ký thành lập bởi mỗi thành viên, nhân sự được Tân Thành Thịnh tuyển chọn gắt gao từ khâu đầu vào, sở hữu năng lực chuyên môn cao, nắm vững quy trình chuẩn bị hồ sơ và xử lý mọi vấn đề liên quan trước – trong - sau khi thành lập.

3.1 Các gói dịch vụ tại Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh cung cấp đa dạng các gói dịch vụ đến với khách hàng, bạn có thể tham khảo và lựa chọn các dịch vụ sau đây:

a) Dịch vụ thành lập công ty

  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp
  • Thành lập công ty tnhh
  • Thành lập công ty cổ phần
  • Thành lập hộ kinh doanh
  • Thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Thành lập chi nhánh công ty
  • Thành lập văn phòng đại diện công ty
  • Thành lập doanh nghiệp nước ngoài

b) Dịch vụ tư vấn kế toán

  • Dịch vụ tư vấn báo cáo thuế
  • Dịch vụ tư vấn sổ sách kế toán
  • Kê khai thuế
  • Kế toán, tư vấn dịch vụ thuế
  • Hồ sơ bảo hiểm xã hội

c) Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Thay đổi giấy phép kinh doanh
  • Thay đổi người đại diện pháp luật
  • Thay đổi vốn điều lệ công ty
  • Thay đổi loại hình doanh nghiệp
  • Mua bán công ty
  • Giải thể công ty

d) Các dịch vụ khác

  • Chữ ký số
  • Hóa đơn điện tử
  • Văn phòng ảo

3.2 Cam kết dịch vụ

Hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thành lập doanh nghiệp cùng các dịch vụ khác – Tân Thành Thịnh đã đồng hành và giúp đỡ cho hơn 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi ngành nghề khác nhau. Đến với Tân Thành Thịnh bạn hoàn toàn an tâm bởi: 

  • Tư vấn chuyên nghiệp.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và hoàn toàn không còn lo lắng gì về các vấn đề pháp lý, hồ sơ chứng từ khi thành lập công ty. Còn bạn thì sao? Liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn các vấn đề pháp lý hoàn toàn miễn phí khi thành lập công ty.

>> Các bạn xem thêm: giấy phép kinh doanh nhà trọ

 Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 22 Đường số 5, Khu dân cư CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0913459391
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

TIN TỨC LIÊN QUAN

-