Cách hạch toán thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ - Tân Thành Thịnh
Hạch toán thuế GTGT là gì? Cách hạch toán thuế gtgt theo phương pháp trực tiếp là gì? Trong bài viết này, Tân Thành Thịnh sẽ chia sẽ với các bạn những thông tin liên quan về hạch toán thuế gtgt bên dưới nhé.
1, Hạch toán là gì?
Hạch toán là những hoạt động quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép của con người đối với các hoạt động kinh tế xảy ra trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm thu nhận, cung cấp những thông tin về quá trình đó phục vụ cho công tác kiểm tra, công tác chỉ đạo những hoạt đông kinh tế, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội đem lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.
Tóm lại:
Hạch toán kế toán ( còn gọi là kế toán ) là một môn khoa học phản ánh và giám đốc các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở tất cả các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và các cơ quan.
Hạch toán là quá trình quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép lại quá trình tái sản xuất xã hội nhằm quản lý các hoạt động đó ngày một chặt chẽ hơn.
Những yêu cầu quan trọng đối với hạch toán là đầy đủ, chính xác, kịp thời về nội dung và thống nhất về phương pháp, bảo đảm tiêu chuẩn hoá (quy cách hoá) và so sánh được các số liệu hạch toán.
Các khái niệm về hạch toán trong kinh tế quốc dân và hoạt động thống kế
1,1 Hạch toán kinh tế
Hạch toán kinh tế là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá nói chung, đặc biệt dùng trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thực hiện phương thức quản lí hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trên cơ sở kế hoạch hoá kết hợp với sử dụng các quan hệ hàng hoá – tiền tệ và áp dụng phương pháp thương mại.
Những nguyên tắc cơ bản của hạch toán kinh tế là:
Tự chủ trong hoạt động sản xuất – kinh doanh và tự chịu trách nhiệm vật chất và tài chính về kết quả kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước bằng kế hoạch và các chính sách, các đòn bẩy kinh tế; tự bù đắp chi phí và có lãi; thực hiện chế độ khuyến khích vật chất, kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế.
HTKT được áp dụng ở đơn vị xí nghiệp, xí nghiệp liên hợp, liên hiệp các xí nghiệp, công ti, tổng công ti. Từ khi đổi mới kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường, HTKT được áp dụng đầy đủ hơn trong các xí nghiệp và đồng nghĩa với hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
1,2 Hạch toán kinh tế quốc dân
Gồm những bộ phận:
- Hạch toán thu nhập quốc dân
- Hạch toán tài chính và lưu chuyển vốn
- Hạch toán thu chi bằng tiền mặt của dân cư
1,3 Hạch toán thanh toán quốc tế.
Bảng hạch toán “tài khoản quốc gia “ của Việt Nam là một bộ phận của HTKTQD. Nó gồm có: tổng sản phẩm trong nước tính theo giá hiện hành và tính theo giá so sánh; cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành, theo khu vực kinh tế và theo thành phần kinh tế; bảng cân đối tổng sản phẩm trong nước (một bên là nguồn tổng sản phẩm và chênh lệch xuất nhập khẩu, một bên là sử dụng gồm sử dụng cho tích luỹ tài sản và sử dụng cho tiêu dùng cuối cùng).
Trước đây, trên thế giới có hai hệ thống HTKTQD: một hệ thống của các nước xã hội chủ nghĩa khi còn tồn tại Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV), trên cơ sở kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thường gọi là “hệ thống cân đối sản phẩm vật chất”; một hệ thống HTKTQD của các nước tư bản chủ nghĩa theo kinh tế thị trường, gọi là “hệ thống tài khoản quốc gia”.
Hệ thống thứ nhất hiện nay không còn tồn tại sau khi Hội đồng Tương trợ Kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa giải thể.
2, Các loại hạch toán hiện nay
Để quan sát phản ánh và giám đốc các quá trình sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn một cách đầy đủ kịp thời chính xác phục vụ nhạy bén việc chỉ đạo và quản lý kinh tế đòi hỏi phải sử dụng các loại hạch toán khác nhau. Mỗi loại hạch toán có đặc điểm và nhiệm vụ riêng.
2,1 Hạch toán nghiệp vụ (còn gọi là hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật):
+ Là sự quan sát, phản ánh và giám đốc trực tiếp từng nghiệp vụ kinh tế kỹ thuật cụ thể, để chỉ đạo thường xuyên và kịp thời các nghiệp vụ đó.
+ Đối tượng của hạch toán nghiệp vụ là các nghiệp vụ kinh tế hoặc kỹ thuật sản xuất như tiến độ thực hiện các hoạt động cung cấp, sản xuất, tiêu thụ, tình hình biến động và sử dụng các yếu tố của quá trình tái sản xuất, các nghiệp vụ cụ thể về kết quả sản xuất kinh doanh v.v..
+ Đặc điểm của hạch toán nghiệp vụ là không chuyên dùng một loại thước đo nào, mà căn cứ vào tính chất của từng nghiệp vụ và yêu cầu quản lý mà sử dụng một trong ba loại thước đo thích hợp.
+ Thường sử dụng các phương tiện thu nhập, truyền tin đơn giản như chứng từ ban đầu, điện thoại, điện báo hoặc truyền miệng. Với đối tượng rất chung và phương pháp rất đơn giản nên hạch toán nghiệp vụ chưa trở thành môn khoa học độc lập.
2,2 Hạch toán thống kê (hay còn được gọi là thống kê):
Bạn đang xem: Hạch toán là gì? Các kiến thức căn bản nhất về hạch toán
+ Là khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể nhằm rút ra bản chất và tính qui luật trong sự phát triển của các hiện tượng đó.
+ Hạch toán thống kê nghiên cứu trong mối qua hệ hữu cơ các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn sảy ra trong không gian và thời gian cụ thể như tình hình tăng năng suất lao động, giá trị tổng sản lượng, thu nhập quốc dân, tình hình giá cả, tình hình phát triển dân số…
==> Do vậy, thông tin do hạch toán thống kê thu nhận và cung cấp không mang tính chất thường xuyên, liên tục mà chỉ có tính hệ thống.
+ Hạch toán thống kê đã xây dựng một hệ thống phương pháp khoa học riêng như điều tra thống kê, phân tổ thống kê, số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và chỉ số.
2,3 Hạch toán kế toán (hay còn được gọi là kế toán):
+ Là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó.
+ Theo điều 4, Luật kế toán Việt Nam “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.
Các bạn xem thêm các quy định về luật kế toán
2,3. Đặc điểm của hạch toán kế toán so với hạch toán nghiệp vụ và hạch toán thống kê
– So với hạch toán nghiệp vụ và hạch toán thống kê, hạch toán kế toán có những đặc điểm sau:
+ Hạch toán kế toán là phản ánh lại và giám đốc một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống tất cả các loại vật tư, tiền vốn va mọi mặt kinh tế. Về thực chất, hạch toán kế toán nghiên cứu vốn kinh doanh (dưới góc độ tài sản và nguồn vốn ) và quá trình vận động của vốn trong các tổ chức, các đơn vị. Nhờ đó mà hạch toán kế toán thực hiện được sự giám đốc liên tục cả nước, trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Hạch toán kế toán sử dụng cả ba loại thước đo, trong đó thước đo tiền tệ được coi là chủ yếu. Nghĩa là trong kế toán, mọi nghiệp vụ kinh tế đều được ghi chép theo giá trị và được thể hiện thông qua tiền. Nhờ đó mà hạch toán kế toán cung cấp được các chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho việc giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế – tài chính.
+ Hạch toán kế toán sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học như chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối kế toán. Trong đó phương pháp lập chứng từ kế toán là hạch toán là bước đầu tiên và bắt buộc phải có đối với mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhờ đó, số liệu do kế toán cung cấp bảo đảm nhằm phản ánh được tính chính xác và có cơ sở pháp lý vững chắc.
– Thông tin hạch toán kế toán có những đặc điểm nổi bật sau:
+ Thông tin hạch toán kế toán là những thông tin động về tuần hoàn của vốn. Trong doanh nghiệp, toàn bộ bức tranh về quá trình sản xuất kinh doanh từ bước đầu tiên là cung cấp vật tư cho sản xuất, qua bước sản xuất đến bước cuối cùng là tiêu thụ đều được phản ánh thật đầy đủ và sinh động qua thông tin kế toán.
+ Thông tin hạch toán kế toán luôn là những thông tin về hai mặt của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình : tài sản và nguồn vốn, tăng và giảm, chi phí và kết quả,.. Những thông tin này có ý nghĩa rất lớn đối với việc ứng dụng hạch toán kinh doanh. Với nội dung cơ bản là độc lập về tài chính, lấy thu bù chi, kích thích vật chất và trách nhiệm vật chất…
+ Mỗi thông tin thu được đều là kết quả của quá trình có tính hai mặt: thông tin và kiểm tra. Do đó, khi nói đến hạch toán kế toán cũng như thông tin thu được từ phân hệ này đều không thể tách rời hai đặc trưng cơ bản nhất là thông tin và kiểm tra.
3, Định khoản hạch toán kế toán là gì?
Định khoản kế toán (hay còn gọi là hạch toán kế toán) là việc xác định và ghi chép số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào bên Nợ và bên Có - tương ứng loại tài khoản kế toán đó
3,1 Các bước định khoản kế toán
Tân Thành Thịnh, xin giới thiệu các bước hạch toán cơ bản như sau:
- Bước 1: xác định đối tượng kế toán liên quan dựa vào các chứng từ kế toán.
- Bước 2: xác định loại tài khoản kế toán tương ứng với đối tượng kế toán. Để nhanh chóng thực hiện được bước này, bạn cần phải thuộc hệ thống danh mục các loại tài khoản kế toán theo Thông tư 200 được Bộ Tài chính ban hành vào năm 2014.
- Bước 3: xác định xu hướng biến động (tăng hay giảm) của từng đối tượng kế toán. Bạn cần phải thuộc tính chất TK từ 1 đến 9.
- Bước 4: xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có dựa theo nguyên tắc kế toán kép.
- Bước 5: xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản kế toán tương ứng, số tiền ghi bên nợ phải bằng số tiền ghi bên có.
3,2 Nguyên tắc thực hiện định khoản kế toán
- Đối tượng kế toán biến động tăng ghi 1 bên, biến động giảm ghi 1 bên.
- Tài khoản kế toán Nợ ghi trước – bên Có ghi sau
- Dòng ghi Có phải so le với dòng ghi Nợ
- Tổng giá trị bên Nợ sẽ bằng với tổng giá trị bên Có
- Tài khoản kế toán có biến động tăng bên nào thì số dư được ghi tương ứng với bên đó.
- Với những loại tài khoản lưỡng tính như: 131, 136, 1388, 331, 333, 336 – số dư có thể có ở cả bên Nợ và bên Có.
- Những tài khoản kế toán loại: 5, 6, 7, 8, 9 thường không có số dư
- Khi định khoản kế toán, dòng ghi Có thường so le với dòng ghi Nợ
3,3 Mô hình chữ T trong kế toán
Nguyên tắc định khoản các loại tài khoản kế toán được áp dụng theo mô hình chữ T:
Như vậy, với những tài khoản kế toán loại 1, 2, 6, 8 mang tính chất là “Tài sản” nên khi phát sinh tăng ghi bên Nợ, phát sinh giảm ghi bên Có. Còn với tài khoản kế toán loại 3, 4, 5, 7 mang tính chất là “Nguồn vốn” nên có phát sinh tăng thì ghi bên Có và ngược lại, phát sinh giảm thì ghi bên Nợ.
Trường hợp đặc biệt, các loại tài khoản: TK 214 – Hao mòn tài sản cố định, TK 219 – Dự phòng tổn thất tài sản, TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu => Sẽ có tính chất ngược với kết cấu chung. Điều này có nghĩa là: TK 214 + TK 229 – khi tăng sẽ ghi bên Có và khi giảm sẽ ghi bên Nợ, TK 521 – khi tăng ghi bên Nợ, khi giảm ghi bên Có.
4,Cách hạch toán Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Tân Thành Thịnh, xin chia sẽ với các bạn cách hạch toán thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ
4,1 Hạch toán thuế GTGT đầu vào (TK 133)
- Căn cứ hạch toán:
+ Hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
+ Chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu
+ Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài
a) Hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
- Khi mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán hạch toán:
Nợ TK 156, 152, 153, 211, 641, 642, 242... : giá chưa thuế
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331.. : số tiền phải trả nhà cung cấp.
b) Hạch toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ:
- Theo khoản 9 điều 14 của thông tư 219/2013/TT-BTC thì Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Nợ TK 156, 152, 153, 211, 641, 642, 242... : giá chưa thuế + số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331.. : số tiền phải trả nhà cung cấp.
- Trường hợp tại thời điểm giao dịch phát sinh chưa xác định được thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ có được khấu trừ hay không, kế toán ghi nhận toàn bộ số thuế GTGT đầu vào trên TK 133. Định kỳ, khi xác định số thuế GTGT không được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra, kế toán phản ánh vào chi phí có liên quan, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng tồn kho đã bán)
Nợ các TK 641, 642 (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của các khoản chi phí bán hàng, chi phí QLDN)
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm: Các trường hợp được và không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
4.2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra (TK 3331)
Căn cứ vào hóa đơn đầu ra hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).
4,3. Hạch toán thuế GTGT cuối kỳ (kết chuyển đầu ra - đầu vào)
Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra trong kỳ:
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Bút toán này được thực hiện theo tháng hoặc quý: phụ thuộc vào kỳ kê khai thuế GTGT mà doanh nghiệp các bạn đang áp dụng là theo tháng hay theo quý.
-> Nguyên tắc thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ là lấy theo số nhỏ hơn
- Bước 1: Các bạn tập hợp hết số thuế GTGT đầu vào gồm có:
+ Số dư bên Nợ của TK 133 (nếu có): do kỳ trước còn số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (TK 133 còn dư nợ khi kỳ trước đầu vào > đầu ra)
+ Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh tăng bên Nợ của TK 133: có được khi mua HH-DV được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh giảm ghi bên Có của TK 133: do phát sinh các khoản thuế GTGT không được khấu trừ hoặc phát sinh các khoản điều chỉnh như: CKTM, GGHB hay HBBTL
=> Tổng 133 = 133 dư Nợ (nếu có) + 133 Phát sinh tăng trong kỳ - 133 phát sinh giảm trong kỳ (nếu có)
- Bước 2: Tập hợp hết số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ gồm có:
+ Số thuế GTGT đầu ra trong kỳ phát sinh tăng bên Có của TK 3331: phát sinh khi bán hàng hóa dịch vụ chịu thuế
+ Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh giảm ghi bên Nợ của TK 3331: do phát sinh các khoản điều chỉnh như: CKTM, GGHB hay HBBTL
=> Tổng 3331 = 3331 P/S tăng - 3331 P/S giảm (nếu có)
- Bước 3: So sánh giữa Tổng 133 và Tổng 3331
giá trị của tài khoản nào nhỏ hơn thì đưa giá trị đó vào bút toán
Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.
Lưu ý: Cần so sánh đối chiếu với tờ khai thuế GTGT để đảm bảo tính chính xác
Sau khi kết chuyển xong các bạn cần đối chiếu như sau:
- Nếu TK 133 còn số dư Bên Nợ sau khi kết chuyển (do Tổng 133 > Tổng 3331): so sánh đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT
- Nếu TK 3331 còn số dư Bên Có sau khi kết chuyển (do Tổng 133 < Tổng 3331): so sánh đối chiếu với chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế GTGT
+Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau.
+Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý chậm nhất là ngày 30 của quý sau.
Trên là nội dung liên quan về hạch toán, nguyên tắc hạch toán và cách hạch toán thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ thuế. Hi vọng các bạn có được những thông tin bổ ích, mọi thông tin về kế toán thuế quý khách vui lòng liên hệ với Tân Thành Thịnh.
5. Công ty tư vấn kế toán Tân Thành Thịnh
Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán, làm báo cáo thuế uy tín tại TPHCM, được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn. Với 19 năm hoạt động trong ngành Kế toán – Thuế, Tân Thành Thịnh đã hỗ trợ và đồng hành cùng 20.000 doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề liên quan đến sổ sách, kế toán, thuế và những vấn đề liên quan.
Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh có năng lực chuyên môn cao, luôn tận tâm hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất và có trách nhiệm trong công việc giúp hạn chế mọi rủi ro, đảm bảo quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước.
Hơn thế nữa, Tân Thành Thịnh còn là đại lý thuế trực tiếp của chi cục thuế tại tphcm, giúp quý khách hàng xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, Tân Thành Thịnh luôn đồng hàng cùng doanh nghiệp xử lý những vấn đề phát sinh nhanh chóng, đảm bảo.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị dịch vụ kế toán uy tín? Bạn đang muốn tiết kiệm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và đảm bảo chính xác hồ sơ, chứng từ thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé. Dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh là giải pháp phù hợp cho mọi doanh nghiệp hiện nay.
Các bạn xem thêm kê khai thuế
Với những thông tin về kế toán kho, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề kế toán hoặc các vấn đề khác bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0913459391 hoặc thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
- Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 22 Đường số 5, Khu dân cư CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909771998
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com