Chi phí quản lý doanh nghiệp và cách hạch toán theo tài khoản 642
Chi phí quản lý doanh nghiệp là loại chi phí quan trọng, yêu cầu doanh nghiệp phải quản lý tốt nhằm giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tối ưu được những khoản chi phí không cần thiết và làm chủ được tài chính doanh nghiệp của mình.
Vậy chi phí quản lý doanh nghiệp là gì? Cách tính và cách hạch toán chi phí doanh nghiệp như thế nào? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Chi phí quản lý doanh nghiệp là gì?
Chi phí quản lý là những khoản phải chi trả, được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai mà không phân biệt trả tiền hay chưa để đạt được mục tiêu về doanh thu và lợi nhuận.
Trong doanh nghiệp có nhiều khoản chi phí. Để biết được chi phí quản lý doanh nghiệp là gì trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi phí doanh nghiệp là gì?
Chi phí trong doanh nghiệp có rất nhiều loại khác nhau như:
- Chi phí sản xuất
- Chi phí quản lý
- Chi phí sản phẩm
- Chi phí vận chuyển
Mỗi loại chi phí đều có những đặc thù và những quy định khác nhau. Nắm bắt được chi phí được quản lý và sử dụng, doanh nghiệp có thể tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí chi trả cho hoạt động quản lý, nó bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lí sản xuất kinh doanh, quản lí hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp.
Tùy vào cách thức vận hành của doanh nghiệp mà chi phí quản lý cũng khác nhau. Đây là khoản chi phí mà người quản lý và người chủ doanh nghiệp luôn phải cân đối sao cho phù hợp nhất với lợi nhuận doanh nghiệp của mình.
1.1 Chi phí quản lý doanh nghiệp có những loại nào?
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản sau:
a) Chi phí nhân viên quản lý
Là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho nhân sự quản lý doanh nghiệp. Bao gồm tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp,… của nhân viên quản lý ở các bộ phận, Ban giám đốc của doanh nghiệp.
b) Chi phí vật liệu quản lý
Đây là các khoản chi phí cho vật liệu dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như: công cụ, dụng cụ, văn phòng phẩm, … vật liệu được sử dụng trong việc sửa chữa tài sản cố định,...
c) Chi phí đồ dùng văn phòng:
Chi phí chi cho các dụng cụ, đồ dùng văn phòng
d) Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí khoản khấu hao các tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như văn phòng làm việc, máy móc thiết bị quản lý, vật kiến trúc, phương tiện vật liệu truyền dẫn,…
e) Thuế, phí và lệ phí:
Là chi phí cho thuế môn bài, tiền thuê đất, các khoản phí, lệ phí khác
f) Chi phí dự phòng:
Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
g) Chi phí dịch vụ mua ngoài
Đây là các khoản chi dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, tiền thuê tài sản cố định, chi phí trả cho nhà thầu phụ…
h) Chi phí bằng tiền khác
các chi phí khác như chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe,…
2. Cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Sau khi xác định được các loại chi phí cần có, kế toán cần nắm được cách hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp thuộc tài khoản 642 trong sổ sách kế toán.
2.1 Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...) .
b) Các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.
c) Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo quy định. Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể được mở thêm các tài khoản cấp 2 để phản ánh các nội dung chi phí thuộc chi phí quản lý ở doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
2.2 Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 642
Kết cấu hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm 2 phần chính là bên Nợ và bên Có.
+ Bên Nợ:
- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
+ Bên Có:
- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Số dư: Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp không có số dư cuối kỳ.
2.3 Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
a) Chi phí nhân viên quản lý
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421).
Có các TK 334, 338.
b) Chi phí vật liệu quản lý
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu được khấu trừ)
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có các TK 111, 112, 142, 224, 331...
c) Chi phí đồ dùng văn phòng
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 153 – Công cụ. dụng cụ
Có các TK 111, 112, 331,. . .
d) Chi phí khấu hao tài sản cố định
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.
e) Chi phí thuế và các lệ phí liên quan:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
f) Chi phí dịch vụ mua ngoài
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6428)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu được khấu trừ thuế)
Có các TK 111, 112, 331, 335,. .
g) Chi phí dự phòng và chi phí khác
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 352 – Dự phòng phải trả.
3. Công ty tư vấn kế toán Tân Thành Thịnh
Tân Thành Thịnh là công ty với hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ kế toán tại tphcm. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn kế toán trọn gói chuyên nghiệp, uy tín.
b) Lợi ích khi sử dụng dịch vụ
- Được đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm trực tiếp thực hiện
- Được tư vấn trọn vẹn và đầy đủ các vấn đề về thuế, kế toán
- Được tư vấn thuế tối ưu số thuế phải đóng theo đúng quy định pháp luật
- Luôn báo giá trọn gói, cam kết theo hợp đồng, không phát sinh
- Thực hiện các công việc kế toán theo yêu cầu khách hàng
b) Cam kết từ tân Thành Thịnh
- Tuyệt đối không phát sinh bất cứ chi phí nào khác ngoài gói dịch vụ;
- Tuân thủ đúng quy định theo Luật Kế Toán hiện hành;
- Luôn cam kết và chịu trách nhiệm bảo mật thông tin kế toán của khách hàng, ngay cả khi hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán đã chấm dứt.
Trên đây là những nội dung xoay quanh vấn đề chi phí quản lý doanh nghiệp, mọi nhu cầu tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ Tân Thành Thịnh để được giải đáp.
Các bạn xem thêm thủ tục đăng ký thuế cho doanh nghiệp mới
- Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 22 Đường số 5, Khu dân cư CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909771998
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com