Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Sunday, 13/10/2024 |

Vốn oda và fdi là gì? Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

1.0/5 (1 votes)

Có bao giờ bạn thắc mắc vốn FDI là gì? Vốn ODA là gì? Đặc điểm của 2 loại vốn này như thế nào? Nguồn vốn xã hội hóa là gì? Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp như thế nào? Cùng Tân Thành Thịnh giải đáp chi tiết tại bài viết dưới đây nhé.

2. Vốn ODA là gì?

Vốn ODA là một thuật ngữ kinh tế viết tắt của cụm từ Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức. ODA là một hình thức đầu tư nước ngoài với mục đích hỗ trợ, viện trợ không thu lãi suất hoặc thu lãi cực thấp trong thời gian cho vay dài hạn. 


Hình thức này chỉ sử dụng cho nhà nước vay nhằm nâng cao phúc lợi và sự phát triển cho nước nhận đầu tư. 

Vốn ODA là gì? Vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang và kém phát triển vay để phát triển kinh tế - xã hội.

2.1 Đặc điểm nguồn vốn ODA

Đây là nguồn vốn hợp tác phát triển giữa chính phủ các nước phát triển với các nước đang chậm phát triển. Ngoài nguồn vốn, đất nước được đầu tư sẽ được hỗ trợ thêm các hàng hóa, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật.

Nguồn vốn ODA là nguồn vốn có cực kỳ nhiều ưu đãi như: lãi suất cực kỳ thấp, hoặc thậm chí là không lãi suất. Thời gian ân hạn cực kỳ dài. Có thể lên đến 30 năm, 50 năm.

Tuy nhiên cũng có những chính sách, điều kiện nhất định về kinh tế, chính trị hay khu vực địa lý của đất nước được hỗ trợ vay.

2.2 Những tác động của nguồn vốn ODA

Các tác động của nguồn vốn ODA là:

a) Lợi thế

  • VỐn ODA giúp các nước chậm phát triển có cơ hội ổn định xã hội và phát triển kinh tế.
  • Lãi suất cực kỳ thấp, thường chỉ nằm ở mức dưới 2% hoặc 3%.
  • Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn vay dài: từ 25 – 40 năm.
  • Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.

b) Bất lợi

Khi viện trợ ODA thường gắn liền với các lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho các nước đầu tư, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị. Vì thế các nước tiếp nhận ODA gặp phải những bất lợi sau:

Nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ.

  • Mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ.
  • Có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp của nước viện trợ.
  • Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ
  • Các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ.
  • Nếu sử dụng vốn ODA có thể đẩy nước tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.

2.3 Các loại vốn ODA hiện nay

Có 3 loại vốn ODA hiện nay là: Viện trợ không hoàn lại, viện trợ hoàn lại và vốn ODA hỗn hợp.

a) Vốn ODA viện trợ không hoàn lại

Là hình thức vay vốn mà nước vay không phải hoàn trả lại.

Mục đích nguồn vốn này sẽ được sử dụng để thực hiện các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của 2 nước với điều kiện đó là các nhà thầu dự án sẽ do bên cho vay đảm nhận.

b) Vốn ODA viện trợ có hoàn lại

Là hình thức vay vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ theo thỏa thuận. Bản chất của hình thức này là tín dụng ưu đãi. Các điều kiện ưu đãi bao gồm: Lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài, có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ.

Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất thị trường được gọi là yếu tố viện trợ. Yếu tố viện trợ của ODA càng lớn thì lãi suất cho vay càng nhỏ.

c) Vốn ODA hỗn hợp

Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.

1. Vốn FDI là gì?

FDI là viết tắt của từ Foreign Direct Investment – có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư dài hạn của các nhân hay tổ chức, công ty của nước ngoài vào một nước khác qua việc thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh.


Vốn FDI là nguồn tiền hoặc dòng tiền được đầu tư trực tiếp từ cá nhân hay tổ chức nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau như: vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ hoặc vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả, vốn tìm kiếm thị trường.

1.1 Đặc điểm nguồn vốn FDI

Khi đầu tư vào một cá nhân hay tổ chức thì cá nhân hay công ty nước ngoài (FDI) sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Các cá nhân, tổ chức đầu tư nước ngoài hay được gọi là nhà đầu tư hoặc là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

1.2 Tác động của nguồn vốn FDI

Nguồn vốn đầu tư FDI có tác động như thế nào đối với chủ đầu tư và doanh nghiệp (đơn vị được đầu tư?

a) Đối với chủ đầu tư

+ Lợi thế:

  • Chủ đầu tư sẽ có quyền đưa ra các quyết định có lợi để đảm bảo mang lại hiệu quả cho nguồn vốn đầu tư và doanh nghiệp được đầu tư.
  • Được khai thác hết những lợi thế thị trường của doanh nghiệp đó để mang lại nguồn lợi nhuận.
  • Tránh được các rào cản bảo hộ mua bán, phí mua bán của nước tiếp nhận đầu tư.

+  Bất lợi:

  • Doanh nghiệp FDI sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nếu nước tiếp nhận đầu tư xảy ra xung đột vũ trang, thay đổi chính sách đầu tư…
  • Nếu nhiều doanh nghiệp FDI thì chính trong nước sẽ bị thiếu hụt nguồn vốn để phát triển.

b) Đối với nước được đầu tư

+ Lợi thế:

  • Có ngân sách để hoạt động sản xuất, tăng kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp cũng như đất nước được đầu tư.
  • Nước tiếp nhận sẽ ít chịu ảnh hưởng nếu kết quả đầu tư của doanh nghiệp không hiệu quả hay thua lỗ.
  • Học hỏi được công nghệ mới, phương pháp mới, kỹ thuật mới từ chủ đầu tư để từ đó nâng cấp và mở rộng quy mô, thị trường, đẩy mạnh sự phát triển.
  • Tạo cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực chuyên môn khi tiếp thu với sự phát triển của một quốc gia khác.

+  Bất lợi:

  • Dễ bị cạn kiệt nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường nếu doanh nghiệp FDI đầu tư tràn lan, không quy hoạch rõ ràng.
  • Dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng vùng miền vị doanh nghiệp FDI chỉ đầu tư vào những vùng tiềm năng, thị trường có cơ hội phát triển cao.
  • Các doanh nghiệp trong nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu cạnh tranh với doanh nghiệp FDI.

1.3 Các hình thức FDI

Dựa vào bản chất đầu tư, tính chất của dòng vốn hoặc động cơ của nhà đầu tư mà vốn FDI được phân thành các loại sau:

a) Dựa vào bản chất đầu tư

Dựa vào bản chất đầu tư thì có 2 hình thức là: đầu tư phương tiện hoạt động và Thu mua, sát nhập.

  • Đầu tư phương tiện hoạt động
  • Là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
  • Mua lại và sáp nhập
  • Là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư.
  • Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào.

b) Dựa vào tính chất dòng vốn

Dựa vào tính chất dòng vốn thì có 3 hình thức FDI là: vốn chứng khoán, vốn tái đầu tư, vốn vay nội bộ.

+ Vốn chứng khoán

Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.

+ Vốn tái đầu tư

Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.

+ Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ

Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.

c) Dựa theo động cơ của nhà đầu tư

Dựa theo động cơ của nhà đầu tư thì có 3 hình thức FDI là vốn tìm kiếm tài nguyên, vốn tìm kiếm hiệu quả và vốn tìm kiếm thị trường.

+ Vốn tìm kiếm tài nguyên

Là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào.

Hoặc khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận, khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận.

Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.

+ Vốn tìm kiếm hiệu quả

Là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi,điều kiện pháp lý v.v...

+ Vốn tìm kiếm thị trường

Là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất.

3. Nguồn vốn xã hội hóa là gì?

Nguồn vốn xã hội hóa (Social Capital) là loại hình vốn thuộc sở hữu của một cộng đồng xã hội nào đó giúp thúc đẩy các hành động tập thể và cho phép mọi người thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh cùng có lợi.


3.1 Đặc điểm của nguồn vốn xã hội hóa

Nguồn vốn xã hội có những đặc tính sau:

  • Tính sinh lợi.
  • Tính có thể hao mòn.
  • Tính sở hữu.
  • Tính có thể đo lường tích lũy, chuyển giao.
  • Có khả năng sinh ra một nguồn lợi nào đó cả về mặt vật chất và tinh thần.

3.2 Vai trò của nguồn vốn xã hội hóa

  • Giúp tới tăng trưởng kinh tế
  • Vốn xã hội có thể thay thế các thể chế chính thức một cách hiệu quả.
  • Tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa mọi người thúc đẩy sự lưu chuyển, lan tỏa của các nguồn lực, thông tin, các ý tưởng và công nghệ.
  • Tạo điều kiện cho sự phát triển của các hoạt động đổi mới, sáng tạo.
  • Tác động tích cực làm gia tăng vốn con người.

4. Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thịnh là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn thành lập công ty chuyên nghiệp, uy tín tại tphcm. Mọi vấn đề về pháp lý, hồ sơ, thủ tục thành lập sẽ được nhân viên Tân Thành Thịnh hỗ trợ trọn gói, giúp khách hàng an tâm, tiết kiệm được nhiều chi phí, thời gian và giảm thiểu rủi ro về sau. 


Đội ngũ nhân viên Tân Thành Thịnh có tay nghề cao, năng lực chuyên mô vững, sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng trong mọi thủ tục hồ sơ khi thành lập doanh nghiệp, kể cả những hồ sơ khó. Đồng thời họ sẽ trực tiếp xử lý những vấn đề liên quan sau khi thành lập, những vấn đề phát sinh…. Và đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan nhà nước.

Hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thành lập doanh nghiệp – Tân Thành Thịnh đã đồng hành và giúp đỡ cho hơn 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi ngành nghề khác nhau. Đến với Tân Thành Thịnh bạn hoàn toàn an tâm bởi:

  • Tư vấn chuyên nghiệp.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là những thông tin về vốn ODA và FDI hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì hoặc cần tìm kiếm dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, đảm bảo 100% thành công liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 

Các bạn xem thêm vốn tích lũy

  • Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Đại Lý Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
  • Địa chỉ: 22 Đường số 5, Khu dân cư CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909771998
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

TIN TỨC LIÊN QUAN

-