Đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Điều kiện thành lập ra sao?
Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Với 15 năm hoạt động Tân Thành Thịnh đã cung cấp dịch vụ thành lập và những công tác liên quan cho hơn 20.000 doanh nghiệp.
Tân Thành Thịnh xin cung cấp những thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng như các vấn đề liên quan, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một loại hình tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam dưới các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh và có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thì thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, việc nhà đầu tư nước ngoài có được thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hay không cũng sẽ phụ thuộc vào ngành nghề mà nhà đầu tư dự định kinh doanh tại Việt Nam.
2. Phương thức thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong một doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư Việt Nam đã được hình thành trước đó.

3. Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm từ 1% đến 100%
a) Hồ sơ thành lập
- Văn bản cam kết đảm bảo năng lực tài chính
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Văn bản đề xuất dự án đầu tư
- Bản giải trình về việc đáp ứng các điều kiện thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp tới mua bán hàng hóa
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất nhập khẩu
- Hợp đồng thuê nhà công chứng (do cá nhân/ đại diện tổ chức nước ngoài ký)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công chứng
- Văn bản Xác nhận số dư trong tài khoản lơn hơn hoặc bằng so với số vốn đầu tư của nhà đầu tư đó.
- Hộ chiếu công chứng (đối với cá nhân), đăng ký kinh doanh hợp pháp hóa lãnh sự (đối với tổi chức nước ngoài)
- Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm (đối với tổ chức nước ngoài)
b) Thủ tục thành lập
Sau 14 ngày làm việc, phòng đăng ký đầu tư sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu theo yêu cầu. Nếu như hồ sơ hợp lệ được cấp giấy chứng nhận đầu tư
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tiến hành thành lập doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh được chấp thuận tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 3: Chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam
Mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc chuyển tiền góp vốn từ nước ngoài vào Việt Nam.
c) Ưu nhược điểm:
Nhược điểm:
- Cần nhiều thời gian xin giấy phép đầu tư, giấy phép kinh doanh cần thiết khác so với hình thức “Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam sẵn có”
- Không tận dụng được phần nhà xưởng, công nhân,… sẵn có của doanh nghiệp đã được thành lập.
4. Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo phương thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
a) Hồ sơ thành lập
- Giấy đề nghị thành lập công ty theo mẫu
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên, danh sách cổ đông (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, hoặc cổ phần)
- Văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục (trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục)
- Chứng minh thư công chứng trong vòng 6 tháng của người đại diện và các thành viên công ty
- Chứng minh thư công chứng trong vòng 6 tháng của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu người đại diện không trực tiếp đi thực hiện thủ tục)
b) Thủ tục thành lập
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập đến cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền
Bước 3: Làm thủ tục để cổ đông nước ngoài mua hoặc góp thêm vốn vào công ty Việt Nam
Bước 4: Nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản đầu tư tại ngân hàng thương mại để tiến hành việc thanh toán tiền nhận chuyển nhượng vốn góp/cổ phần/góp vốn.
b) Ưu nhược điểm
- Cần ít thời gian hơn so với hình thức “Thành lập mới pháp nhân“
- Tận dụng được phần đất đai, nhà xưởng, công nhân, thị trường, giấy phép đáp ứng điều kiện kinh doanh.. sẵn có của tổ chức kinh tế đã được thành lập.
* Nhược điểm: Nhà đầu tư Việt Nam phải tự mình bỏ trước toàn bộ chi phí để lo các thủ tục, triển khai một phần dự án, trong khi có thể gặp rủi ro khi nhà đầu tư nước ngoài phá bỏ dự định hợp tác.
Nếu các bạn có thắc mắc gì về vấn đề thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài hãy liên hệ ngay với Tân Thành Thịnh để được các Luật sư của chúng tôi tư vấn, giải đáp cụ thể. Với dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước của Tân Thành thịnh có thể giúp các bạn:
- Lựa chọn loại hình công ty phù hợp;
- Mô hình và cơ cấu tổ chức, quản lý công ty theo pháp luật Việt Nam;
- Điều kiện kinh doanh của các ngành nghề đầu tư, các loại giấy phép phải xin sau khi thành lập.
- Tư vấn các nội dung tài chính kế toán đặc thù đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…
- Thực hiện các thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài thay doanh nghiệp.
>> Các bạn xem thêm chi phí thành lập doanh nghiệp
Tân Thành Thịnh Luôn Sẵn Sàng Đồng Hành, Giúp Đỡ & Giải Quyết Các Vấn Đề Của Quý Khách Hàng
Điện thoại: 028.3985.8888
Hotline: 0909.54.8888
Email: lienhe@tanthanhthinh.com