Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Friday, 19/04/2024 |

Kinh doanh nhà hàng

0/5 (0 votes)

Hiện nay kinh doanh nhà hàng ăn uống, nhà hàng tiệc cưới là một trong những ngành dịch vụ phát triển. Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy nếu muốn mở nhà hàng thì chủ đầu tư cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định.


Vậy điều kiện kinh doanh nhà hàng là gì? Kinh doanh nhà hàng cần có những loại giấy phép nào? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

1. Đặc điểm kinh doanh nhà hàng

Kinh doanh nhà hàng là hoạt động phức tạp và cần có sự liên kết, thống nhất cao bởi nhiều yếu tố, kể cả yếu tố vật chất và yếu tố con người. Việc kinh doanh nhà hàng có những đặc điểm sau:


Nhà hàng là đơn vị kinh doanh chuyên phục vụ nhu cầu ăn uống, giải trí của không chỉ những thực khách tại địa phương mà cả những thực khách từ nơi khác đến. Điều này đòi hỏi các nhà hàng phải tổ chức phục vụ ăn uống phù hợp với yêu cầu và tập quán của đối tượng khách hàng mục tiêu mà nhà hàng đó đang hướng tới; thay vì bắt buộc thực khách phải tuân theo tập quán của địa phương.

Kinh doanh nhà hàng là một chuỗi những hoạt động tập thể, có sự liên kết chặt chẽ giữa tất cả các bộ phận với nhau, từ nhân viên phục vụ đến bartender, bếp, thu ngân hay quản lý.

Hầu hết các nhà hàng hiện nay đều tổ chức phục vụ ăn uống toàn bộ cho thực khách, kể cả các bữa ăn chính (sáng-trưa-tối), các bữa ăn phụ, phục vụ đồ uống và phục vụ tiệc,…

Kinh doanh nhà hàng phải đảm bảo tuyệt đối về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tính thẩm mỹ cao và nghệ thuật chế biến, bày trí món ăn, đồ uống độc đáo, phù hợp với từng loại thực đơn và từng đối tượng khách.

Kinh doanh nhà hàng cũng phải đảm bảo tính đa dạng về sản phẩm như: nhà hàng phục vụ dịch vụ ăn Âu, ăn Á, ăn đặt trước, ăn chọn món,…; cũng như các loại hình ăn uống như: tiệc đứng, tiệc ngồi, tiệc hội nghị,…

1.1 Điều kiện kinh doanh nhà hàng

Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định 155/2018/NĐ-CP khi kinh doanh nhà hàng chủ đầu tư cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

a) Phải đăng ký kinh doanh

Khi kinh doanh nhà hàng, chủ nhà hàng sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh. Chủ nhà hàng sẽ lựa chọn mô hình kinh doanh cho phù hợp với số vốn, quy mô dự tính và khả năng quản lý của mình. Cụ thể, có thể lựa chọn những hình thức sau:

Cá nhân kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh rất nhỏ. Trường hợp cá nhân kinh doanh dù không có giấp phép chứng minh đã đăng ký kinh doanh nhưng hàng tháng cá nhân vẫn phải kê khai thu nhập để nộp thuế theo hình thức khoán thì mới đáp ứng đúng quy định của pháp luật.

Đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình. Chủ nhà hàng phải chọn 1 trong những loại hình doanh nghiệp đó là: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH ( 1 thành viên, 2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.

Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ.

b) Có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh nhà hàng

c) Hoàn thành thủ tục về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Hay thường gọi là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) trước khi kinh doanh.

  • Đối với hộ kinh doanh cá thể thẩm quyền cấp phép thuộc UBND quận, huyện.
  • Đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh nhà hàng có quy mô trên 200 suất ăn thì giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do chi cục an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố cấp.

d) Hoàn thành thủ tục xin giấy phép con về bia rượu, thuốc lá nếu có kinh doanh thêm các mặt hàng này.

2.2 Mã ngành kinh doanh nhà hàng 

MÃ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH NHÀ HÀNG
STT TÊN NGÀNH NGHỀ MÃ NGÀNH
1 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động 5610
2 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới) 5621
3 Dịch vụ ăn uống khác(Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng với khách hàng, trong khoảng thời gian cụ thể; Cung cấp suất ăn theo hợp đồng; Hoạt động nhượng quyền cung cấp đồ ăn uống tại các cuộc thi đấu thể thao và các sự kiện tương tự;…) 5629
4 Dịch vụ phục vụ đồ uống 5630
5 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh 4722
6 Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh 4723
7 Bán lẻ sản phẩm thuốc lá nội, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh 4724

3. Thủ tục kinh doanh nhà hàng

Tương tự như những mô hình kinh doanh khác thủ tục kinh doanh nhà hàng ăn uống, nhà hàng tiệc cưới cũng gồm những bước sau:

 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch đầu tư

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Tên hộ kinh doanh (trường hợp đăng ký theo mô hình hộ kinh doanh)
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)

Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:

+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;

Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức;

 Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Bước 3: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu

Theo quy định mới thì doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia.

Bước 4: Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ gồm có:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng;

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật;
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Nộp hồ sơ tại Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở.
  • Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc Cục sẽ có Quyết định thành lập đoàn thẩm định và tổ chức thẩm định tại thực địa. 
  • Đối với cơ sở chưa đủ điều kiện, đoàn thẩm định sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế của cơ sở để lập biên bản phù hợp.
  • Đối với cơ sở đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Bước 5: Xin cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu có bán thuốc lá trong cửa hàng)

Bước 6: Xin cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (đối với nhà hàng có bán lẻ rượu để phục vụ khách).

3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thành là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM uy tín, chuyên nghiệp tại tphcm. Các thủ tục hồ sơ đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định và phát triển tốt.


Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và đăng ký thành lập công ty, Tân Thành Thịnh đã trở thành địa chỉ tin cây được nhiều khách hàng “chọn mặt gửi vàng” để đồng hành trong việc xử lý hồ sơ chứng từ khi thành lập và vận hành doanh nghiệp.

3.1 Quy trình thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh

Đến với Tân Thành Thịnh, quý khách hàng hoàn toàn an tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty
  • Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
  • Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh
  • Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
  • Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
  • Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
  • Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)

3.2 Cam kết dịch vụ

  • Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là những thông tin về bài viết thành lập công ty, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề này hoặc đang tìm kiếm một đơn vị dịch vụ thành lập công ty thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong việc đồng hành hơn 20.000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

>> Các bạn xem thêm thủ tục thành lập công ty tnhh

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/34 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909771998
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

TIN TỨC LIÊN QUAN