Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Friday, 29/03/2024 |

Khái niệm tiền lương

0/5 (0 votes)

Cách tính tiền lương tối thiểu như thế nào? Các tính tiền lương hưu như thế nào? Cách hoạch toán tiền lương như thế nào? Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương gồm những gì?... Cùng Tân Thành Thịnh giải đáp tất cả những vấn đề liên quan đến Tiền Lương tại bài viết này nhé.


1. Tiền lương là gì?

Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập bằng tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động thông qua các thỏa thuận của hợp động theo quy định quy định pháp luật bằng việc mua sức lao động. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.


1.1 Đặc điểm tiền lương

Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, do đó tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hóa.

Mặt khác, trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ, tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất, kinh doanh cấu thành nên giá thành của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.

Ngoài ra, tiền lương còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.

1.2 Cơ cấu tiền lương

Cơ cấu tiền lương gồm 3 phần: chế độ tiền lương, hình thức trả tiền lương và cách thức trả tiền lương 

a) Chế độ tiền lương

Chế độ tiền lương gồm 12 chế độ sau: 

  • Mức lương tối thiểu (chung, vùng, ngành, doanh nghiệp, tùy từng quốc gia quy định)
  • Chế độ lương ngạch, bậc, cấp bậc, chức vụ (hoặc lương cơ bản, lương chính) gồm: thang lương, bảng lương, mức lương, phụ thuộc vào các yếu tố thường xuyên do yêu cầu của công việc, chức vụ quyết định (mức độ phức tạp của công việc, chức vụ, hao phí lao động, điều kiện lao động, trách nhiệm của công việc, chức vụ, chính sách ưu đãi, khuyến khích theo ngành, nghề,...)
  • Chế độ phụ cấp lương, nhằm bổ sung các yếu tố không thường xuyên mà lương ngạch, bậc, cấp bậc, chức vụ chưa tính hết được, hoặc vì tính hiệu quả của việc quy định chế độ lương ngạch, bậc, cấp bậc, chức vụ.  
  • Chế độ nâng bậc, ngạch lương và tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, hoặc tiêu chuẩn chức danh chuyên môn, nghiệp vụ, hoặc chức danh, tiêu chuẩn công chức, viên chức nhà nước.
  • Chế độ tiền lương làm thêm giờ.   
  • Chế độ tiền lương làm việc ban đêm.        
  • Chế độ tiền lương ngừng việc.      
  • Chế độ tiền lương ngày nghỉ hằng năm (nghỉ phép), nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ được hưởng lương (nghỉ việc riêng: cưới, tang lễ cha, mẹ, vợ, con)
  • Chế độ tiền lương được cử đi học tập, bồi dưỡng tay nghề, chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ.        
  • Chế độ tiền lương bị tạm giam, tạm giữ.   
  • Chế độ tiền thưởng từ quỹ tiền lương (áp dụng cho hình thức trả lương thời gian có thưởng, đơn giá sản phẩm có thưởng, thưởng chuyên cần, an toàn,...).          
  • Chế độ tạm ứng tiền lương.          

Ngoài những chế độ tiền lương trên thì còn tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp mà người lao động còn hưởng các chế độ khác như là: bữa ăn giữa ca, bữa ăn ca đêm, chế độ bồi dưỡng độc hại, tiền hỗ trợ đi - về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, hỗ trợ tiền nhà ở, tiền gửi trẻ, tiền thưởng từ lợi nhuận,...         

b) Các hình thức trả lương

Có 2 hình thức trả lương chính hiện nay là: trả lương theo sản phẩm hoặc trả lương theo thời gian.

+  Trả lương theo sản phẩm

Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ và kết quả số lượng sản phẩm mà họ tạo ra và đơn giá tiền lương tính theo một đơn vị sản phẩm mà người sử dụng lao động thỏa thuận trước đó.

+ Các hình thức trả lương theo sản phẩm:

Trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân: là hình thức trả lương dựa vào số lượng sản phẩm thực tế hoàn thành và đơn giá tiền lương cho một sản phẩm.

Trả lương sản phẩm gián tiếp: là hình thức trả tiền lương gián tiếp cho người tạo ra kết quả của người lao động chính. Ví dụ tiền lương trả cho người lao động ở bộ phận vận hành máy móc hoặc vận chuyển nguyên vật liệu hoặc thành phẩm.

Trả lương sản phẩm tập thể: là hình thức trả lương cho một nhóm lao động cùng thực hiện một công việc, một dự án…

Lương sản phẩm theo đơn giá bình thường, đơn giá có thưởng, đơn giá lũy tiến, lũy thoái:  là hình thức trả lương cho bộ phận có vai trò quyết định đến thành công của kế hoạch của doanh nghiệp.

Trả lương khoán: thường áp dụng trong khu vực sản xuất, kinh doanh.

+ Ưu điểm:

Thúc đẩy, khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động.

Nâng cao năng lực, cải tiến sản xuất tổ chức lao động ở các phân xưởng, tổ công nhân.

Kết hợp hài hòa các lợi ích: nhà nước, tập thể và người lao động.

+  Nhược điểm:

Dễ xảy ra tình trạng chạy theo số lượng nhưng chất lượng không được đảm bảo

Sử dụng vật tư không tiết kiệm

+ Trả lương theo thời gian

Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương dựa vào thời gian làm việc của người lao động theo quy định. Thời gian làm việc của người lao động bao gồm thời gian thực tế làm việc và thời gian được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận của hai bên.

Lương theo thời gian bao gồm các loại: lương năm, lương tháng, lương tuần, lương ngày và lương giờ. Tùy vào loại hình công việc mà có hình thức trả lương phù hợp.

Tiền lương theo tháng: là tiền lương trả cố định theo tháng cho người lao động cố định trên cơ sở hợp đồng, tháng lương, bậc lương cơ bản do nhà nước quy định.

Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo chế độ.

Tiền lương giờ: là tiền lương trả cho một người làm việc và tính bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày.

+Ưu điểm:

Tiền lương theo thời gian phản ánh chất lượng lao động, số lượng lao động và trình độ nghề nghiệp người lao động thông qua kết quả lao động cụ thể.

+ Nhược điểm:

Năng suất lao động bị hạn chế, không kích thích hoặc phát huy được hết năng lực của người lao động.

 c) Phương thức trả lương

Có 3 phương thức trả lương hiệu nay: trả bằng tiền mặt, trả bằng tài khoản hoặc trả bằng hiện vật.

  • Trả trực tiếp bằng tiền mặt: người lao động nhận trực tiếp tiền lương từ người sử dụng lao động theo thỏa thuận hình thức trả lương trước đó.
  • Trả thông qua tài khoản ngân hàng: sử dụng tài khoản ngân hàn làm đơn vị trung gian để trả gián tiếp tùy vào thỏa thuận khi làm việc.
  • Trả bằng hiện vật: người lao động sẽ được trả bằng hiện vật nếu đã chấp thuận thỏa thuận trước khi làm việc.

1.3 Nghị định mới nhất về tiền lương

Ở thời điểm hiện tại thì nghị định mới nhất về tiền lương là 90/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 với các quy định cụ thể như sau:

Quy định mức lương tối thiểu của từng vùng miền cụ thể: Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng, vùng II: 3.920.000 đồng/tháng, vùng III: 3.430.000 đồng/tháng, vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.

Người lao động được người sử dụng lao động trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện.

Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân.

2. Cách tính tiền lương tiền lương tối thiểu

Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì từ ngày 01/01/2020 cách tính tiền lương tối thiểu được quy định cụ thể như sau: 


2.1 Tiền lương nghỉ phép được tính như thế nào?

Căn cứ vào Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương nghỉ phép được tính như sau: 

Tiền nghỉ phép trong năm = (Tiền lương làm căn cứ để trả lương phép / Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề trước khi trả lương phép ) x Số ngày nghỉ phép hằng năm 

Trong đó: 

a) Tiền lương làm căn cứ để trả lương phép được quy định như sau:

Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì từ ngày 01/01/2020 cách tính tiền lương tối thiểu được quy định cụ thể như sau:

Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên thì tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm.

Đối với NLĐ có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.

b) Số ngày nghỉ phép hằng năm được tính như sau:

Số ngày nghỉ phép hằng năm = (Số ngày nghỉ hằng năm + Số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên)/ 12 x Số tháng làm việc thực tế trong năm

2.2 Cách tính tiền lương hưu

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính tương ứng với số năm đóng BHXH. Tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%  (theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014)

Trong đó, nếu người lao động nghỉ hưu từ năm 2021 thì:

Lao động nam: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 19 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

Lao động nữ: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%, tối đa bằng 75%.

a) Công thức tính lương hưu

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

(theo Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP)

b) Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng năm được xác định như sau:b)

+  Với lao động nam:

Hưởng lương hưu từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021:

Đóng BHXH đủ 19 năm thì được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ mỗi năm đóng thêm BHXH thì cộng thêm 2%, tối đa là 75%.

Hưởng lương hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi:

Đóng BHXH đủ 20 năm thì được hưởng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, tối đa là 75%.

+ Với lao động nữ

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 115 năm 2015, lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2021 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH.

Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

c) Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính như sau:

Căn cứ Điều 9 Nghị định 115 năm 2015, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu của người lao động được quy định cụ thể như sau: 

- Người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH như sau:

Trong đó: 

Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính của toàn bộ thời gian đóng BHXH.

Người lao động có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa do người sử dụng lao động quyết định: Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính chung của các thời gian.

Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên thì lấy mức lương cao nhất của công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm… hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đã nêu ở bảng trên nếu là sĩ quan quân đội, công an…

Người lao động có thời gian đóng BHXH trước ngày 01/10/2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi: Tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng BHXH được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc;

Người lao động đã đóng BHXH có phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành khác không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề: Lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu cộng với phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) theo thời gian đã đóng BHXH gồm phụ cấp thâm niên nghề chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm nghỉ hưu để tính lương hưu.

d) Quy định Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu áp dụng từ đầu năm 2021 như sau: Kể từ ngày 1-1-2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.

Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028, và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

3. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Trong một doanh nghiệp, để công tác kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và trở thành một công cụ đắc lực phục vụ công tác quản lý toàn doanh nghiệp thì nhiệm vụ của bất kỳ công tác kế toán nào đều phải dựa trên đặc điểm, vai trò của đối tượng được kế toán.  Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng không nằm ngoài qui luật này.

3.1 Nhiệm vụ kế toán tiền lương

Tính đúng thù lao lao động và thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động một mặt kích thích người lao động quan tâm đến thời gian lao động, đến chất lượng và kết quả lao động mặt khác góp phần tính đúng tính đủ chi phí và giá thành sản phẩm, hay chi phí của hoạt động.

Vì vậy kế toán tiền lương phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây:

  • Theo dõi, ghi chép, phản ánh, tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động.
  • Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động.
  • Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách chế độ về lao động, tiền lương trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và việc sử dụng các quỹ này.
  • Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo từng đối tượng.
  • Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động, tiền lương, và các khoản trích theo lương đúng chế độ.
  • Lập báo cáo về lao động, tiền lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương
  • Đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động, tăng năng suất lao động, ngăn ngừa những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm chính sách chế độ về lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương.

3.2 Các khoản trích theo lương

Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017 thì tỷ lệ trích các khoản theo lương được quy định cụ thể như sau: 

Như vậy có 2 khoản trích từ lương của người lao động chính là: tiền bảo hiểm xã hội và tiền liên đào lao động Quận, Huyện. 

Tiền bảo hiểm: người lao động 10,5%, doanh nghiệp phải đóng là 21,5%. 

Tiền Liên đoàn lao động Quận, Huyện: 2% trên quỹ tiền lương hàng tháng của những người tham gia BHXH. 

3.3 Cách hạch toán tiền lương như thế nào?

Sau đây là cách hạch toán tiền lương, bhxh, thuế tncn của người lao động: 

a) Khi tính tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả

DN sử dụng chế độ kế toán theo TT 133, thì hạch toán vào: Nợ 6421, cụ thể: 

  • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang (Theo TT 133) 
  • Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản. 
  • Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (Theo TT 200) 
  • Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6231) (Theo TT 200) 
  • Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271) (Theo TT 200) 
  • Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411) (Theo TT 200) 
  • Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (Theo TT 133) 
  • Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) (Theo TT 200) 
  • Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo TT 133) 
  • Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) 

b) Hạch toán các khoản Bảo hiểm trích theo lương

+ Khi tính trích các khoản Bảo hiểm, kinh phí công đoàn trừ vào chi phí của doanh nghiệp 

  • Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642... Tiền lương tham gia BHXH x 23,5% 
  • Có TK 3383 (BHXH): Tiền lương tham gia BHXH x 17,5% 
  • Có TK 3384 (BHYT): Tiền lương tham gia BHXH x 3% 
  • Có TK 3386 (hoặc 3385) (BHTN): Tiền lương tham gia BHXH x 1% 
  • Có TK 3382 ( KPCĐ): Tiền lương tham gia BHXH x 2% 
  • Chú ý: BHTN 
  • Nếu theo Thông tư 200 là: 3386 
  • Nếu theo Thông tư 133 là: 3385 

+Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên 

  • Nợ TK 334: Tiền lương tham gia BHXH x 10,5% 
  • Có TK 3383:  Tiền lương tham gia BHXH x 8% 
  • Có TK 3384:  Tiền lương tham gia BHXH x 1,5% 
  • Có TK 3386 (hoặc 3385): Tiền lương tham gia BHXH x 1% 

+ Khi nộp tiền bảo hiểm: 

  • Nợ TK 3383: Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25,5%) 
  • Nợ TK 3384: Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%) 
  • Nợ TK 3386 (hoặc 3385): Số tiền đã trích BHTN (Tiền lương tham gia BHXH x 2%) 
  • Nợ TK 3382: Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương tham gia BHXH x 2%) 
  • Có TK 1111, 1121: Tổng phải nộp (Tiền lương tham gia BHXH x 34%) 

Cụ thể: 

  • Nộp cho bên Cơ quan BH là 32% 
  • Nộp cho bên Liên đào lao động Quận, huyện: 2% 

c) Tính thuế TNCN phải nộp ( nếu có)

+  Khi trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên: 

  • Nợ TK 334: Tổng số thuế TNCN khấu trừ. 
  • Có TK 3335: Thuế TNCN. 

+ Khi nộp tiền thuế TNCN: 

  • Nợ TK 3335: số Thuế TNCN phải nộp. 
  • Có TK 1111, 1121 

d) Khi trả lương (hoặc nhân viên ứng trước tiền lương)

+ Khi thanh toán tiền lương hoặc nhân viên ứng trước tiền lương, ghi: 

  • Nợ TK 334: Phải trả người lao động 
  • Có TK 111, 112: Số tiền trả 

Lưu ý: Phải dựa vào Bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi lương để hạch toán khi trả lương nhé. 

e) Trường hợp trả lương bằng sản phẩm, hàng hoá

Nếu sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá bán chưa có thuế GTGT: 

  • Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) 
  • Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) 
  • Có TK 5118 - Doanh thu khác (Giá bán chưa có thuế GTGT) 

Nếu không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán: 

  • Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) 
  • Có TK 5118 - Doanh thu khác (Giá thanh toán) 

f) Khi tính tiền thưởng phải trả bằng quỹ khen thưởng

+ Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng 

  • Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi 
  • Có TK 334 - Phải trả người lao động. 

+ Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng 

  • Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 
  • Có các TK 111, 112 

g) Khi tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả cho nhân viên 

  • Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) 
  • Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341) 

+ Khi nhận được tiền của Cơ quan BHXH trả cho DN 

  • Nợ TK 111, 112 
  • Có TK 3383 

+ Khi trả tiền chế độ BHXH cho nhân viên (thai sản, ốm đau, tai nạn ...): 

  • Nợ TK: 334 
  • Có TK 111, 112

4. Công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh

Công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, uy tín, chuyên nghiệp tại TPHCM, được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.


Với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ kế toán cùng đội ngũ chuyên viên kế toán có năng lực chuyên môn cao, Tân Thành Thịnh đã đồng hành hỗ trợ được hơn 20.000 doanh nghiệp hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đến với Tân Thành Thịnh, doanh nghiệp của bạn sẽ được bảo vệ và hạn chế tối đa các rủi ro, chi phí được tiết kiệm. Hơn thế nữa hồ sơ, chứng từ của doanh nghiệp sẽ minh bạch, rõ ràng, đảm bảo tính pháp lý giúp bạn hoàn toàn an tâm kinh doanh.

3.1 Các gói dịch vụ kế toán

Có 3 gói dịch vụ kế toán khách sạn tại Tân Thành Thịnh là: dịch vụ kế toán theo tháng, dịch vụ kế toán theo quý, dịch vụ kế toán theo năm.

a) Dịch vụ kế toán theo tháng

Dành cho những khách sạn đăng ký kê khai thuế theo tháng, các khách sạn lớn, hoạt động với số lượng khách nhiều. Số lượng chứng từ, hóa đơn lớn, cần xử lý và cân đối liên tục để đảm bảo hỗ trợ tốt cho các hoạt động kinh doanh của khách sạn. 

Ưu điểm dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng: cập nhật chứng từ, hồ sơ liên tục, đảm bảo tính chính xác cao. Có số liệu báo cáo để chủ khách sạn theo dõi được hoạt động kinh doanh và có chiến lược phù hợp.

b) Dịch vụ kế toán theo quý

Dịch vụ báo cáo thuế quý dành cho những khách sạn kê khai thuế theo quý, các khách sạn, homestay mới mở, hoạt động đang còn ở quy mô nhỏ, chứng từ, hồ sơ không nhiều.

Khi sử dụng dịch vụ kế toán theo quý sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, đảm bảo hồ sơ, sổ sách kế toán minh bạch, rõ ràng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nhà nước.

c) Dịch vụ kế toán trọn gói (theo năm)

Dịch vụ kế toán trọn gói sẽ hỗ trợ chủ doanh nghiệp thực hiện và chịu trách nhiệm liên quan tới các công việc lập sổ sách của một kế toán và báo cao, quyết toán thuế cho cơ quan thuế và nhà nước. Đơn vị dịch vụ kế toán sẽ đại diện khách sạn làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước khi có yêu cầu. 

Ưu điểm: hỗ trợ doanh nghiệp đồng bộ hóa tất cả các sổ sách kế toán giảm thiểu mọi rủi ro và tiết kiệm chi phí cho khách sạn. Giúp xử lý mọi vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của khách sạn. 

Ngày nay dịch vụ kế toán trọn gói được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng và sử dụng nhiều nhất hiện nay.

3.2 Các dịch vụ khác tại Tân Thành Thịnh

Ngoài các dịch vụ kế toán, Tân Thành Thịnh còn cung cấp rất nhiều dịch vụ khác giúp mang lại sự tiện lợi và đảm bảo tính hiệu quả cho khách hàng như là:

  • Thành lập công ty Việt Nam
  • Thành lập công ty nước ngoài
  • Dịch vụ thay đổi, giải thể
  • Đào tạo kế toán
  • Chữ ký số
  • Khắc dấu
  • Hóa đơn điện tử
  • Giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử…..

Tân Thành Thịnh luôn mang đến những giải pháp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong từng lĩnh vực cụ thế, đã có rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: du lịch, sữa chữa ô tô, spa, bất động sản, xây dựng…. tin tưởng và lựa chọn chúng tôi, còn bạn thì sao? 

Trên đây là bài viết về kế toán dịch vụ khách sạn, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về kế toán dịch vụ khách sạn hay bất kỳ vấn đề nào liên quan đến kế toán, thuế hãy liên hệ ngay Tân Thành Thịnh nhé. 

Với kinh nghiệm thực tế từ nhiều năm trong việc xử lý các vấn đề cho rất nhiều doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau, Tân Thành Thịnh tự tin hỗ trợ được bạn.

>> Quý khách xem thêm yếu tố trở thành kế toán chuyên nghiệp

Mọi thắc mắc, Quý khách vui lòng liên hệ

  • CÔNG TY TNHH TÂN THÀNH THỊNH
  • Địa chỉ: 340/34 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
  • Tel: 028.3985.8888 - Hotline: 0909.54.8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com  | Website: www.tanthanhthinh.com

TIN TỨC LIÊN QUAN