Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Friday, 29/03/2024 |

Thành lập công ty phần mềm

5.0/5 (2 votes)
- 3

Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập công ty phần mềm với thủ tục nhanh gọn, giá rẻ tại TPHCM. Bạn đang tìm hiểu thành lập công ty phần mềm thì cần chuẩn bị những gì? Hồ sơ đăng ký công ty ra sao? Điều kiện thành lập công ty phần mềm như thế nào? Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu về đặc điểm công ty phần mềm trong bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn.


1, Đặc điểm công ty phần mềm

Theo khoản 12 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin thì phần mềm được định nghĩa là “chương trình máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định”. 

Theo Điều 9 Nghị định số 71/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin, hoạt động công nghiệp phần mềm là hoạt động thiết kế, sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm. 

Một công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm có thể thực hiện hoạt động sản xuất phần mềm và cung cấp các dịch vụ đi kèm (bảo hành, bảo trì, tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng, tư vấn định giá, chuyển giao công nghệ, đảm bảo an toàn, an ninh, phân phối, cung ứng…). 

Hiện nay, nhu cầu phần mềm là rất lớn. Ví dụ như công tác kế toán hay quản trị nhân sự, hệ thống lưu trữ tài liệu của một công ty đều cần phải được quản lý bằng các phần mềm chuyên biệt. 

Một công ty có nhu cầu mua một phần mềm quản trị nhân sự thì công ty kinh doanh phần mềm có thể cung cấp dịch vụ tư vấn, từ kết quả tư vấn đó, công ty này có thể thiết kế phần mềm theo nhu cầu của khách hàng và cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo hành sau đó. 

1,1 Điều kiện thành lập công ty phần mềm

Lĩnh vực phần mềm là một trong những ngành nghề kinh doanh được nhiều doanh nhân lựa chọn đầu tư, bởi đội ngũ kỹ sư công nghệ thông tin của Việt Nam rất dồi dào và có năng lực. Vậy để thành lập công ty phần mềm cần điều kiện gì?

Hiện nay, việc thành lập công ty phần mềm sẽ không quá phức tạp, bởi điều kiện cần đáp ứng khi mở công ty phần mềm rất đơn giản, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng những yêu cầu như sau: 

Phải có địa chỉ hoạt động kinh doanh hợp pháp. Tức là có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp lệ, có hợp đồng thuê đất, thuê trụ sở, văn phòng đúng quy định.

Chủ doanh nghiệp phải đảm bảo có đủ năng lực dân sự, sức khỏe và là công dân hợp pháp, không thuộc các đối tượng bị hạn chế mở doanh nghiệp phần mềm.

Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực phần mềm

Nếu kinh doanh ngành nghề liên quan đến phần mềm, thiết bị ngụy trang, ghi âm, định vị, ghi hình thì doanh nghiệp cần tiến hành xin giấy phép đủ điều kiện về an ninh, trật tự mới được phép đi vào kinh doanh.

1,2 Danh mục ngành nghề kinh doanh lĩnh vực phần mềm

Đề thành lập công ty phần mềm, các bạn phải chọn danh mục ngành nghề trong lĩnh vực phần mềm, theo quy định của luật doanh nghiệp . 

Trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm có rất nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề sẽ có những quy định riêng, vì thế cá nhân, sơ sở phải lựa chọn một ngành nghề kinh doanh phù hợp. Các ngành nghề kinh doanh phần mềm gồm:  

STT   Ngành nghề Mã ngành
1 Lập trình máy vi tính 6201
2 Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính 6202
3 Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính 6209
4 Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan 6311
5 Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh 4741


1,3 Quy định về thuế lĩnh vực phần mềm

Theo Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC thì công ty thiết kế phần mềm thuộc đối tượng là dự án đầu tư mới nên được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: 

a),  Đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm

Ưu đã thuế suất đối với doanh nghiệp sản xuất phần mềm là:

  • Miễn phí thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 1 đến năm 4 kể từ khi thành lập doanh nghiệp.
  • Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 10% từ năm 5 đến năm 13 (tức 9 năm tiếp theo). Tức đóng 5% thuế suất doanh nghiệp.
  • Chịu thuế suất 10% từ năm thứ 14 đến năm thứ 15 (tức 2 năm tiếp theo)
  • Đóng thuế thu nhập doanh nghiệp bình thường theo quy định từ năm thứ 16 trở đi. 

b), Đối với doanh nghiệp kinh doanh phần mềm

Nếu là doanh nghiệp đang kinh doanh mua/bán phần mềm thì không được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như trên mà đóng đầy đủ thuế thu nhập doanh nghiệp bình thường theo quy định.

2, Thủ tục thành lập công ty phần mềm

Để đảm bảo giúp việc thành lập công ty phần mềm nhanh chóng và đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động thì bạn cần chuẩn bị những hồ sơ và thủ tục thành lập công ty ngay sau đây:


2,1 Hồ sơ thành lập công ty phần mềm

Đối với việc thành lập công ty phần mềm bạn cần chẩn bị 2 bộ hồ sơ như sau: 

a) Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngành phần mềm

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

Với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

Với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý.

Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

 Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư, cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính, bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư, tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư,

Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao.

>>  Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

>> Thời hạn: 30 – 45 ngày làm việc đối với dự án cần quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và 15 – 20 ngày làm việc đối với dự án không cần quyết định chủ trương đầu tư.

>> Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

b) Hồ sơ thành lập công ty phần mềm

  • Hồ sơ thành lập công ty phần mềm gồm:
  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ doanh nghiệp.
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần.
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên/cổ đông là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên/cổ đông là tổ chức,bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ngành nghề.
  • Một số giấy tờ khác (trong trường hợp cần thiết)
  • Giấy ủy quyền cho doanh nghiệp dịch vụ thành lập công ty (nếu sử dụng dịch vụ) 

2,2 Các bước thực hiện thành lập công ty

Một quy trình thành lập công ty chuẩn đối với tất cả các loại hình công ty (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty hợp danh) đều phải thực hiện 4 bước cơ bản dưới đây. 

Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập công ty

Ở bước này, nếu muốn thành lập công ty thì bạn phải lên ý tưởng và xác định những vấn đề sau:

a) Loại hình doanh nghiệp

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp rất quan trọng vì nó quyết định đến cơ cấu tổ chức công ty, quyền và nghĩa vụ của công ty sau này. Chính vì thế, bạn cần lựa chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp dưới đây khi muốn thành lập công ty.

- Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản cá nhân của mình.

- Công ty TNHH 1 thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.

- Công ty cổ phần: Có ít nhất từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên, không hạn chế tối đa cổ đông góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp, có thể phát hành được cổ phiếu.

- Công ty hợp danh: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

>> Các bạn xem thêm so sánh các loại hình doanh nghiệp

b) Đặt tên cho công ty

Tên công ty không được trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.

Cách đặt tên công ty tốt nhất bạn nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tạo được ấn tượng với khách hàng của bạn để thuận lợi hơn trong việc kinh doanh sau này.

c) Chuẩn bị địa chỉ trụ sở công ty

Địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty, nếu địa chỉ đặt trụ sở công ty là thuê thì phải có hợp đồng cho thuê. Trụ sở chính là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

d) Chuẩn bị vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Số vốn điều lệ là tự do theo khả năng doanh nghiệp trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, vốn điều lệ không nên kê khai quá thấp sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh công ty khi có phát sinh giao dịch với đối tác, ngân hàng, cơ quan thuế…

e) Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh

Pháp luật không hạn chế số ngành nghề đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều ngành nghề có liên quan với nhau hoặc những ngành nghề có khả năng mở rộng trong tương lai. Trong số đó chọn ra một ngành đăng ký chính.

Đối với những ngành nghề có điều kiện thì doanh nghiệp buộc phải đáp ứng được những điều kiện đó thì mới có thể kinh doanh.

f) Xác định người đại diện theo pháp luật

Nên lựa chọn người đại diện pháp luật là người có chuyên môn để đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, cá nhân hay tổ chức khác và đại diện công ty trước pháp luật.

Người đại diện pháp luật có thể đồng thời là chủ doanh nghiệp. Chức vụ người đại diện pháp luật có thể là Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị. Có thể có hơn một người đại diện theo pháp luật đối với Công ty TNHH và Công ty Cổ phần. 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thành lập công ty.

Khi đã hoàn tất những điều ở bước 1 thì bước tiếp theo của quy trình thành lập công ty đó chính là chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty và nộp hồ sơ. 

Hiện nay có 2 hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp đó là nộp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử Quốc gia và nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch và Đầu tư.

Tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng điện tử, không tiếp nhận hồ sơ trực tiếp. Vì vậy việc nộp hồ sơ thành lập công ty được thực hiện theo trình tự như sau:

Người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền đăng ký đăng nhập hệ thống tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

Người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bản scan qua cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Nếu hợp lệ sẽ ra thông báo trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền trực tiếp mang hồ sơ gốc lên nộp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố.

Cơ quan đăng ký kinh doanh thẩm tra lại hồ sơ rồi mới quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Người thành lập công ty hoặc người được uỷ quyền nhận kết quả.

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì đăng bố cáo thành lập công ty lên cổng thông tin quốc gia. 

Bước 3: Khắc con dấu và đăng thông báo sử dụng con dấu mẫu

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì người đại diện hoặc người được ủy quyền mang bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp cần tiến hành công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia cùng với thông tin công ty.

Bước 4: Các thủ tục sau thành lập công ty

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, song song với việc kinh doanh doanh nghiệp còn phải thực hiện những thủ tục khác như:

  • Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
  • Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số,
  • Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài
  • Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT
  • Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.
  • Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo "hóa đơn mẫu liên 2" tại trụ sở công ty.
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo thông tin tài khoản
  • Treo biển hiệu công ty.
  • Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Tân Thành Thịnh vừa hướng dẫn các bạn quy trình thành lập công ty. Đây là những bước thành lập công ty cơ bản mà khi bạn thành lập bất cứ loại hình công ty nào (thành lập công ty TNHH, thành lập công ty tư nhân, thành lập công ty cổ phần) cũng đều phải trải qua.

Tuy các thủ tục hành chính thành lập công ty hiện nay đã được đơn giản hóa, tuy nhiên với những người mới khởi nghiệp chắc chắn sẽ có phần lúng túng khi thực hiện quy trình này.

Các để bạn đơn giản hóa thủ tục thành lập công ty giúp công ty sớm đi vào hoạt động theo đúng pháp luật thì bạn có thể sử dụng dịch vụ thành lập công ty. Với dịch vụ này bạn không cần phải mất nhiều thời gian, công sức để tự mình thực hiện quy trình này.

3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp, uy tín và chuyên nghiệp tại tphcm. Với hơn 19 năm hoạt động và phát triển, Tân Thành Thịnh đã và đang hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước về các vấn đề tư vấn pháp lý, thành lập công ty, kế toán, thuế…. 

Đến với Tân Thành Thịnh, mọi vấn đề khó khăn về pháp lý của doanh nghiệp sẽ được tháo gỡ, giúp hạn chế mọi rủi ro và doanh nghiệp hoàn toàn an tâm trong việc tập trung kinh doanh và phát triển. 

Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh là giải pháp phù hợp cho mọi doanh nghiệp hiện nay, nếu bạn đang tìm kiếm một công ty tư vấn luật doanh nghiệp uy tín tại tphcm thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

3.1 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tại Tân Thành Thịnh

  • Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, có năng lực xử lý vấn đề nhanh, chính xác, đặc biệt là những vấn đề khó.
  • Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Thực hiện đúng quy định pháp luật. Giảm thiểu mọi rủi ro cho doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm 100% trước pháp luật với những công việc Tân Thành Thịnh thực hiện.
  • Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề phát sinh.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước khi có nhu cầu. 

3.2 Cam kết dịch vụ

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp, Tân Thành Thịnh cam kết:

  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ tại chúng tôi.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh. 

Trên đây là bài viết về thành lập công ty phần mềm, hi vọng với những chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc doanh nghiệp đang tìm kiếm một công ty dịch vụ tư vấn doanh nghiệp thì vui lòng liên hệ qua hotline 0909 54 8888 để được tư vấn cụ thể và trực tiếp nhé. 

>> Các bạn xem thêm chi phí thành lập công ty

  • Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
  • Địa chỉ: 340/34 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN