Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 28/03/2024 |

Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

0/5 (0 votes)
- 2

Doanh nghiệp phát triển, muốn mở rộng quy mô hoạt động thì việc đăng ký địa điểm kinh doanh mới là không thể thiếu. Việc đăng ký địa điểm kinh doanh mới luôn có những quy định và yêu cầu riêng từ tiêu chuẩn cho đến hồ sơ và thủ tục các bước thực hiện. 


Vậy địa điểm kinh doanh là gì? Các quy định về địa điểm kinh doanh là gì? Hồ sơ và thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh là như thế nào? Mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

1. Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh, giao dịch mua bán cụ thể. Doanh nghiệp có quyền thành lập địa điểm kinh doanh ở bất kỳ đâu miễn tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh công ty.


Tuy nhiên, địa chỉ kinh doanh không có con dấu, không có tư cách pháp nhân của công ty và không thực hiện chức năng đại diện theo ủy quyền có lợi cho doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Địa điểm kinh doanh khác với chi nhánh công ty. 

Theo Luật doanh nghiệp 2014 quy định địa điểm kinh doanh sẽ được cấp một Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh riêng. 

1.1 Tầm quan trọng của địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đặt ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính giúp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng và đạt những kết quả nhất định. 

Theo quy định của pháp, địa điểm kinh doanh có thể trực thuộc công ty (trụ sở) hoặc chi nhánh công ty tùy theo yêu cầu quý khách hàng. Địa điểm kinh doanh đóng vai trò là nơi giao dịch, địa điểm cung cấp thông tin liên lạc với công ty, kết nối với khách hàng. Sau đây là tầm quan trọng của địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp đánh giá cao.

a) Nơi chăm sóc, kết nối khách hàng

Địa điểm kinh doanh là nơi giúp trao đổi, mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây sẽ là địa điểm giúp bạn trực tiếp kết nối, chăm sóc và trao đổi thông tin với khách hàng chi tiết hơn, tăng thêm niềm tin và tỉ lệ mua hàng tốt hơn. Bạn có thể đặt địa điểm kinh doanh ở nhiều khu vực khác nhau, để có thể thu hút được đối tượng khách hàng mong muốn.

b) Tiếp cận và phân tích được nhu cầu khách hàng

Doanh nghiệp có trụ sở chính và nhà máy sản xuất riêng, bạn không thể tiếp cận trực tiếp và hiểu được nhu cầu khách hàng thực tế ở những địa điểm khác. Và địa điểm kinh doanh sẽ giúp bạn, trực tiếp tiếp cận với đối tượng khách hàng tại địa phương, phân tích và hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng, từ đó có những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

c) Tiết kiệm chi phí vận chuyển, sản xuất

Địa điểm kinh doanh là nơi có thể tập kết và giao hàng hóa, giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoảng chi phí cực lớn trong quá trình vận chuyển hàng tới tận tay khách hàng. Chưa kể, sẽ giúp bảo vệ được chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tận tay khách hàng qua mỗi lần vận chuyển.

d) Nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ra lợi nhuận tốt

Cuối cùng, việc đặt địa điểm kinh doanh trực tiếp tại một tỉnh thành/ thành phố sẽ giúp bạn hiểu được khách hàng, tiết kiệm chi phí hàng hóa, và có chiến lược kinh doanh hiệu quả thì kết quả kinh doanh sẽ có những bước đột phá và vượt trội hơn. Lợi nhuận cũng mang lại tốt hơn. 

1.2 Các quy định về địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và mang lại những kết quả kinh doanh nhất định. Tuy nhiên không phải ai muốn đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh đều được phê duyệt. Bạn cần phải nắm rõ các quy định về địa điểm kinh doanh theo Luật Doanh Nghiệp 2020 như sau:

a) Nơi đặt địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Doanh nghiệp không được phép thành lập địa điểm kinh doanh ngoài phạm vi cấp tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Doanh nghiệp cần phải làm thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi lập địa điểm kinh doanh.

b) Địa điểm kinh doanh phải là nơi hoạt động

Địa điểm kinh doanh phải là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có trao đổi hàng hóa cụ thể. Địa điểm kinh doanh không được cùng là trụ sở chính của doanh nghiệp.

c) Tính pháp lý của địa điểm kinh doanh

  • Ngành nghề kinh doanh của địa điểm kinh doanh phải được đăng ký và hoạt động theo ngành nghề của công ty mẹ.
  • Về chế độ thuế: địa điểm kinh doanh không có mã số thuế riêng và phải hạch toán phụ thuộc vào công ty. Hình thức khai thuế tập trung.
  • Không có dấu riêng. Chỉ có Giấy chứng nhận hoạt động riêng. Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế. Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.
  • Hoạt động kinh doanh: Trụ sở chính có thể không tiến hành hoạt động kinh doanh còn địa điểm kinh doanh bắt buộc phải tiến hành hoạt động kinh doanh theo ngành, nghề doanh nghiệp đã đăng ký. 
  • Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”. Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

d) Quy định về địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh và người đứng đầu

Địa chỉ đăng ký địa điểm kinh doanh không được đăng ký tại chung cư, nhà tập thể, nhà không sử dụng cho mục đích văn phòng, thương mại.

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh được bổ nhiệm hợp pháp và có đủ trình độ quản lý khi địa điểm kinh doanh có triển khai kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

2. Các bước đăng ký địa điểm kinh doanh

Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh theo đúng quy định pháp luật, bạn nên chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ và thực hiện theo quy trình đăng ký ngay dưới đây.


2.1 Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh

Hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh gồm những giấy tờ quan trọng sau đây:

  • Giấy đề nghị đăng ký địa điểm kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ giấy phép kinh doanh
  • Bản sao công chứng CMTND/ Hộ chiếu của người đứng đầu địa điểm kinh doanh nếu người này không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ
  • Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ

2.2 Quy trình các bước đăng ký địa điểm kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ và soạn theo theo mẫu hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh. Có 2 cách nộp hồ sơ

  • Nộp trực tiếp: doanh nghiệp nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh - Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Nộp qua online: Đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp qua link: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/ => Chọn phương thức nộp hồ sơ bằng chữ ký số công cộng/ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh => Chọn loại hình đăng ký trực tuyến là thành lập mới doanh nghiệp/ đơn vị trực thuộc => Chọn loại hình: đăng ký địa điểm kinh doanh và nhập thông tin doanh nghiệp/ đơn vị chủ quản => Tải các loại tài liệu kê khai đính kèm (scan) và ký xác thực hồ sơ.

Bước 3: Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả xử lý hồ sơ. Hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. Ngược lại hồ sơ chưa hợp lệ sẽ được hướng dẫn yêu cầu bổ sung và thực hiện lại.

Bước 4: Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục đóng thuế để đảm bảo đúng quy định, địa điểm kinh doanh nhanh chóng đi vào hoạt động.

3. Mô hình văn phòng ảo có thể đăng ký làm địa điểm kinh doanh

Ngày nay, dịch vụ thuê văn phòng ảo làm địa điểm kinh doanh là mô hình vô cùng phổ biến và được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Quý doanh nghiệp không chỉ đáp ứng được không gian, môi trường làm việc đầy đủ, tiện nghi và sang trọng và còn thể hiện được sự chuyên nghiệp của công ty, mức chi phí thì vô cùng hợp lý.


3.1 Văn phòng ảo là gì?

Văn phòng ảo hay còn được gọi là virtual Office hoặc Corkcoworking space. Đây là một mô hình kinh doanh cung cấp dịch vụ cho thuê phòng, không gian làm việc với thiết kế sang trọng, đầy đủ các chức năng của một công ty làm việc chuyên nghiệp bao gồm đầy đủ thông tin công ty như là: địa điểm, biển hiệu, số điện thoại, fax, nhân viên lễ tân, phòng họp và các tiện ích khác.

Văn phòng ảo cực kỳ phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các star-up vừa mới khởi nghiệp cần một địa điểm kinh doanh/ một trụ sở chuyên nghiệp, đầy đủ tiện nghi nhưng mức chi phí thuê phù hợp. Doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Về mặt pháp lý, văn phòng ảo vẫn là một trụ sở chính hay địa điểm kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp. Là nơi giao dịch, tiếp xúc với khách hàng của công ty và thực hiện các hoạt động liên quan đến mua bán và trao đổi kinh doanh. Tuy nhiên, văn phòng này sẽ được đăng ký trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho rất nhiều doanh nghiệp.

3.2 Lợi ích khi sử dụng văn phòng ảo làm địa điểm kinh doanh

Sở dĩ, dịch vụ thuê văn phòng ảo ngày một phổ biến, các chủ doanh nghiệp lựa chọn văn phòng ảo làm trụ sở kinh doanh/ địa điểm kinh doanh ngày một nhiều là bởi những lợi ích ưu việt sau đây:

a) Không cần chuẩn bị thiết bị, vật dụng văn phòng, làm việc

Dịch vụ văn phòng ảo cung cấp đầy đủ thiết bị, vật dụng cần thiết cho văn phòng làm việc từ: bàn làm việc, máy in, máy photo, wifi, máy fax, máy tính, văn phòng phẩm… Đáp ứng mọi yêu cầu của một hoạt động văn phòng khi làm việc. Doanh nghiệp chỉ cần sử dụng dịch vụ thuê văn phòng ảo là có thể sử dụng mọi tài nguyên thiết bị này theo nhu cầu.

b) Không gian hiện đại, sang trọng, đầy đủ tiện nghi

Không gian văn phòng ảo luôn được đầu tư, trang trí hiện đại, sang trọng và đầy đủ tiện nghi. Có mọi văn phòng đáp ứng chức năng làm việc, họp hành, trao đổi thông tin giúp doanh nghiệp dễ dàng làm việc đội nhóm, nhân viên và cả với khách hàng. Không gian làm việc lý tưởng, tăng cảm hứng làm việc, mang lại cảm giác thoải mái nhất cho nhân viên.

c) Chi phí phù hợp, tiết kiệm hơn nhiều so với mở văn phòng riêng

So với chi phí tự đầu tư thiết kế và trang bị văn phòng riêng, đáp ứng toàn bộ mọi yêu cầu của một công ty/ địa điểm kinh doanh làm việc thì chi phí khá lớn. Việc sử dụng dịch vụ văn phòng ảo không chỉ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí và còn tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có của họ để hỗ trợ công việc tốt nhất.

d) Có thể sử dụng địa điểm văn phòng ảo làm đăng ký kinh doanh hợp pháp

Mỗi địa chỉ của văn phòng ảo là địa chỉ hợp pháp sử dụng làm địa điểm kinh doanh/ trụ sở công ty. Cung cấp đầy đủ thông tin pháp lý và thông tin liên hệ với khách hàng để trao đổi, làm việc.

Vậy nên, hoạt động thuê văn phòng ảo ngày một được các doanh nghiệp đánh giá cao. Đặc biệt là các star-up khởi nghiệp ban đầu cần nguồn vốn lớn, tập trung phát triển kinh doanh mà cần một địa điểm, văn phòng đẹp, tiện nghi nhưng chi phí  thấp thì dịch vụ thuê văn phòng ảo là một giải pháp hữu hiệu.

Nếu bạn có nhu cầu thuê văn phòng ảo với mức chi phí phù hợp. Văn phòng sang trọng, đầy đủ tiện nghi như máy lạnh, bàn ghế, sổ sách hồ sơ làm việc... thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé. Tùy thuộc vào nhu cầu thuê văn phòng lớn (12-15 người) hoặc nhỏ (6-10 người) thì chúng tôi sẽ tư vấn, hỗ trợ quý khách hàng lựa chọn phù hợp.

4. Công ty tư vấn doanh nghiệp tân Thành Thịnh

Với hơn 19 năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khách hàng, Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín, cam kết hỗ trợ khách hàng hoàn tất mọi hồ sơ, thủ tục với chi phí thấp nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí và hạn chế mọi rủi ro.


Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh đảm bảo 100% thành công khi đăng ký thành lập bởi mỗi thành viên, nhân sự được Tân Thành Thịnh tuyển chọn gắt gao từ khâu đầu vào, sở hữu năng lực chuyên môn cao, nắm vững quy trình chuẩn bị hồ sơ và xử lý mọi vấn đề liên quan trước – trong - sau khi thành lập.

4.1 Các gói dịch vụ Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh cung cấp đa dạng các gói dịch vụ đến với khách hàng, bạn có thể tham khảo và lựa chọn các dịch vụ sau đây:

a) Dịch vụ thành lập công ty

  • Tư vấn thành lập doanh nghiệp
  • Thành lập công ty tnhh
  • Thành lập công ty cổ phần
  • Thành lập hộ kinh doanh
  • Thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Thành lập chi nhánh công ty
  • Thành lập văn phòng đại diện công ty
  • Thành lập doanh nghiệp nước ngoài

b) Dịch vụ tư vấn kế toán

  • Dịch vụ tư vấn báo cáo thuế
  • Dịch vụ tư vấn sổ sách kế toán
  • Kê khai thuế
  • Kế toán, tư vấn dịch vụ thuế
  • Hồ sơ bảo hiểm xã hội

c) Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh

  • Thay đổi giấy phép kinh doanh
  • Thay đổi người đại diện pháp luật
  • Thay đổi vốn điều lệ công ty
  • Thay đổi loại hình doanh nghiệp
  • Mua bán công ty
  • Giải thể công ty

d) Các dịch vụ khác

  • Chữ ký số
  • Hóa đơn điện tử
  • Văn phòng ảo

4.2 Cam kết dịch vụ

Hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thành lập doanh nghiệp – Tân Thành Thịnh đã đồng hành và giúp đỡ cho hơn 20.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mọi ngành nghề khác nhau. Đến với Tân Thành Thịnh bạn hoàn toàn an tâm bởi: 

  • Tư vấn chuyên nghiệp.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và hoàn toàn không còn lo lắng gì về các vấn đề pháp lý, hồ sơ chứng từ khi thành lập công ty. Còn bạn thì sao? Liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn các vấn đề pháp lý hoàn toàn miễn phí khi thành lập công ty.

>> Các bạn xem thêm chi phí thành lập công ty

 Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN