Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Friday, 29/03/2024 |

Kế toán nhà hàng

0/5 (0 votes)
- 4

Mỗi một dịch vụ, ngành nghề khác nhau đều có những nghiệp vụ khác nhau, vì thế nghiệp vụ kế toán cũng có những yêu cầu riêng. Tân Thành Thịnh sẽ chia sẻ đến bạn dịch vụ kế tóan nhà hàng một cách chi tiết, đặc thù công việc kế toán nhà hàng cần làm những gì? Cách hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

 

1. Đặc thù công việc của kế toán nhà hàng

Nghiệp vụ chính của nhà hàng là cung cấp các món ăn ngon cho khách hàng, mỗi nhà hàng sẽ có những món ăn riêng đặc biệt để thu hút khách hàng, vì thế bạn cần xác định được nhà hàng đó chuyên cung cấp món ăn gì? Từ đó dựa vào món ăn để tính định mức nguyên liệu đầu vào.


Ngoài ra, các chi phí như điện, nước, gas, chi phí phục vụ, thuê phân viên, thuê địa chỉ kinh doanh… cũng được tổng hợp và phân bổ một cách hợp lý.

Đối với hóa đơn nhà hàng, khi xuất hóa đơn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn với giá thành cụ thể, vì vậy dựa vào định mức nguyên liệu bạn nên xây dựng và tính giá thành của các món ăn một cách hợp lý để khi xuất hóa đơn cho khách hàng đảm bảo đúng, phù hợp với doanh nghiệp.

1.1 Công việc của kế toán nhà hàng

Trước khi tìm hiểu chi tiết về công việc kế toán nhà hàngkhách sạn, dịch vụ ăn uống chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tất cả các khoản chi phí của dịch vụ nhà hàng ăn uống.

a) Các khoản chi phí dịch vụ nhà hàng

  • Chi phí các nguyên liệu, vật liệu chế biết món ăn như: thực phẩm, phụ liệu, gia vị chế biến món ăn.
  • Chi phí tiền lương, tiền công cho đầu bếp và bếp trưởng, các nhân viên trực tiếp chế biến món ăn và nhân viên sơ chế, nhân viên phục vụ.
  • Chi phí khâu hao tài sản cố định dùng trong chế biến món ăn: nồi, niêu, xoang, chảo….
  • Chi phí công cụ dụng cụ, nhiên liệu dùng trong quá trình chế biến: bếp ga, dao, kéo….
  • Chi phí điện, nước, gas dùng trong quá trình chế biến món ăn.
  • Chi phí vệ sinh và tạp vụ.
  • Chi phí quản lý, điều hành doanh nghiệp từ mọi hoạt động kinh doanh của doanh như: quản lý kinh doanh, quản lý hành chính…

1.2  Kế toán nhà hàng cần làm những gì?

Để thực hiện tốt công việc kế toán nhà hàng đòi hỏi kế toán viên phải nắm vững chuyên môn cũng như am hiểu tường tận về các nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh của nhà hàng để xử lý các mọi vấn đề liên quan. Sau đây là mô tả công việc kế toán nhà hàng cần thực hiện là: 

a) Theo dõi hàng hoá xuất nhập

  • Nhận, kiểm tra, xử lý và nhập các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.
  • Lập phiếu nhập hàng hóa, CCDC đầu vào.
  • Tính định mức tiêu hao hàng hóa, sản phẩm.
  • Phối hợp làm các thanh toán cho nhà cung cấp như: Lập phiếu thu, chi liên quan đến hóa đơn bán ra và mua vào.
  • Quản lý định mức tồn kho, đặt hàng để thực hiện báo cáo với cấp trên theo quy định.
  • Thực hiện kiểm kê, kiểm soát hàng tồn kho, xuất nhập tồn định kỳ để nắm chính xác số liệu.

 b) Theo dõi và kiểm soát giá cả hàng hoá mua vào

  • Thu thập báo giá của nhà cung cấp.
  • Theo dõi việc tăng giảm giá của các nhà cung cấp.
  • Định kỳ hàng tháng kiểm tra giá cả trên thị trường và so sánh với giá của nhà cung cấp.
  • Kiểm tra tính chính xác về giá, nhà cung cấp với hàng hoá mua ngoài.

c) Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu và tính giá thành món ăn

  • Tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng món
  • Tính định mức tiêu hao với nhiều loại nguyên vật liệu thay thế
  • Tính giá thành theo món, giá thành theo từng đoàn khách, tính giá thành cho từng ngày, xem có phù hợp với doanh thu không.

d) Xuất hóa đơn bán hàng và cân đối hóa đơn, chứng từ

  • Theo dõi doanh thu
  • Lập bảng kê chi tiết các dịch vụ kèm theo khi hóa đơn xuất bán hàng.
  • Viết hóa đơn cho khách hàng lẻ trong ngày để lập hóa đơn hoặc theo dõi doanh thu đối với trường hợp không xuất hóa đơn.

e) Theo dõi và quản lý tài sản

  • Thực hiện theo dõi, kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ hàng tháng. Theo dõi và phân bổ CCDC hợp lý để tính chi phí. Tính định mức tiêu hao CCDC.
  • Theo dõi số lượng tài sản tăng giảm hằng tháng định kỳ để có kế hoạch bổ sung kịp thời hỗ trợ công việc.
  • Theo dõi giá cả biến động từ bên cung cấp khi nhập CCDC.
  • Quản lý tài sản cố định, đánh giá được tình trạng công cụ hư hỏng hàng hàng hóa để áp dụng khấu hao cho đúng thời gian, đúng quy trình thực tế, học kế toán cho doanh nghiệp.
  • Tổ chức việc quản lý tài sản cố định, các máy móc, công cụ quan trọng như dán nhãn, theo dõi chi phí .
  • Tổ chức kiểm kê thực tế tài sản, máy móc, công cụ hàng tháng.
  • Theo dõi chấm công, tính lương, lập phiếu chi lương và bảng lương cho nhân viên.
  • Theo dõi hạch toán bảo hiểm xã hội.

f) Lập báo cáo và quyết toán

  • Lập tờ khai thuế theo tháng hoặc quý tùy theo doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế ban đầu
  • Lập báo cáo lãi lỗ của quý, năm báo cáo ban quản lý, chủ doanh nghiệp
  • Lập báo cáo kết quả kinh doanh hằng tháng, quý, năm
  • Lập báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính cuối năm
  • Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo tháng hoặc quý
  • Lập các quyết toán liên quan như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân
  • Thực hiện công việc hạch toán, kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên …quyết toán cuối năm theo quy định nhà nước.
  • Xử lý các vấn đề phát sinh

2. Cách hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn

Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu cách hạch toán kế toán nhà hàng,khách sạn như sau:


3.1 Chi phí đầu vào

+ Hàng hàng, hàng tuần nhập nguyên nhật liệu chế biến, thực phẩm, phụ gia, nước uống... giành cho khâu chế biến và bán

  • Nợ 152, 156
  • Nợ 133
  • Có 331,111,112,…

+ Hàng ngày, tuần thủ kho bếp xuất kho xuống bộ phận Bếp, bar để chế biến

  • Nợ 621
  • Có 152

+Chi phí nhân viên bếp, phụ bếp, bar tham gia trong quá trình chế biến

  • Nợ 622
  • Có 334

+ Chi phí thuê mặt bằng hàng tháng:

  • Nợ 627
  • Nợ 133 (nếu có)
  • Có 331,111,112,…

+Trong kỳ có phát sinh mua thêm CCDC để xuất dùng và phân bổ 1 lần trong quá trình sản xuất, chế biến

  • Nợ 627
  • Nợ 133 (nếu có)
  • Có 331,112,111,...

+ Công cụ dụng cụ giá trị lớn xuất dùng trong Bếp, bar:

TH1: Khi mua và đưa vào sử dụng

  • Nợ 242
  • Nợ 133 (nếu có)
  • Có 331,111,112…

TH2: Khi phân bổ hàng tháng

  • Nợ 627
  • Nợ 242

+Tài sản cố định dùng trong Bếp, Bar:

TH1: Khi mua và đưa vào sửa dụng

  • Nợ 211
  • Nợ 133 (nếu có)
  • Có 331,111,112…

TH2: Khi phân bổ hàng tháng

  • Nợ 627
  • Nợ 214

+ Phân bổ chi phí chung cuối tháng để thực hiện kết chuyển chi phí

  • Nợ 154
  • Có 621,622,627

+ Nghiệp thu kết chuyển giá vốn

  • Nợ 632
  • Có 154

2.2 Chi phí bán hàng và chi phí doanh nghiệp

Nhân công, chi phí chung, khấu hao, điện nước hạch toán giống trên và hạch toán trên tài khoản 641, 642 tùy vào loại chi phí thực tế.

2.3 Chi phí doanh thu đầu ra

Hàng ngày, kỳ, Kế toán bán hàng dựa trên Bill, order đi kèm, phiếu thanh toán từ nhân viên bán hàng, thu ngân thực hiện ghi nhận số lượng món ăn bán ra và thực hiện xuất hóa đơn:

  • Nợ 111,112,131
  • Có 511
  • Có 333 (có số hóa đơn)

3. Công ty tư vấn dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thịnh là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán tphcm với sự chuyên nghiệp và trách nghiệp cao trong công việc. Giúp mọi đối tác xử lý tất cả mọi vấn đề liên quan đến kế toán và thuế đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cũng như thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước.


Với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm cao và nắm bắt được các sự thay đổi của các điều lệ nhanh chóng để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Mỗi nhân viên của công ty luôn nỗ lực hết mình để nâng cao kiến thức, kỹ năng để mang lại hiệu quả tốt nhất trong các công việc của công ty, mang lại sự hài lòng cho khách hàng

2.3 Quy trình tư vấn dịch vụ kế toán tại Tân Thành Thịnh

Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, Tân Thành Thịnh sẽ cung cấp đến quý khách hàng từng giải pháp cụ thể để phù hợp với quy mô, đặc thù riêng cho từng doanh nghiệp, sau đây là quy trình tư vấn dịch vụ kế toán chung của chúng tôi:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng, tìm hiểu và xác định đúng nhu cầu khách hàng
  • Bước 2: Tư vấn, đề xuất giải pháp và lựa chọn gói dịch vụ phù hợp.
  • Bước 3: Ký thỏa thuận cam kết hỗ trợ thông qua hợp đồng tư vấn dịch vụ kế toán để đảm bảo quyền lợi cả khách hàng và công ty.
  • Bước 4: Thực hiện những công việc thỏa thuận trong hợp đồng theo từng gói dịch vụ khách hàng lựa chọn.
  • Bước 5: Đồng hành, hỗ trợ và tư vấn khách hàng trong những vấn đề phát sinh.


2.5 Cam kết dịch vụ

Là đơn vị trực tiếp hỗ trợ khách hàng trong mọi dịch vụ, Tân Thành Thịnh cam kết:

  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề liên quan đến kế toán, thuế, pháp lý.
  • Hồ sơ, chứng từ chính xác, minh bạch và đúng pháp luật.
  • Chi phí hợp lý, không phát sinh thêm.
  • Thực hiện hồ sơ, sổ sách đúng thời gian quy định.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan, ban ngành nhà nước.

Trên đây là bài viết về kế toán nhà hàng, hi vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về kế toán dịch vụ hoặc đang tìm kiếm một công ty dịch vụ kế toán uy tín thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé.

>> Các bạn xem thêm kê khai thuế

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN