Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Saturday, 20/04/2024 |

Vốn tích lũy

0/5 (0 votes)
- 5

Vậy có những hình thức sử dụng vốn như thế nào? Vốn tích lũy là gì? Vốn PPP là gì? Lãi nhập vốn là gì? Mất cân đối vốn là gì? Hiệu suất sử dụng vốn là gì? Tỷ suất hoàn vốn là gì? Cùng Tân Thành Thịnh giải đáp chi tiết những câu hỏi trên tại ngay bài viết dưới đây nhé.


1. Các loại vốn trong doanh nghiệp

Trong mọi loại hình doanh nghiệp thì vốn phản ánh được thực lực tài chính và có vai trò quan trọng trong từng chiến lược cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Tùy vào mục đích sử dụng mà có thể phân vốn kinh doanh thành nhiều loại khác nhau. Hãy cùng, Tân Thành Thịnh tìm hiểu các loại vốn trong doanh nghiệp hiện nay nhé.


1.1 Vốn tích lũy là gì?

Vốn tích lũy là nguồn vốn lợi không chia mà được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn tích lũy hay còn được gọi là nguồn vốn lợi nhuận không chia hoặc nguồn vốn tích lũy không chia. 

a) Đặc điểm của nguồn vốn tích lũy

Dù là mô hình doanh nghiệp nào cũng cần nguồn vốn tích lũy. Vốn tích lũy là tiền đề cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. 

Vốn tích lũy còn là yếu tố vô cùng quan trọng trong vốn đầu tư và sản xuất của doanh nghiệp. Các chủ đầu tư thường chuyển một phần vốn tích lũy được từ lợi nhuận ròng của doanh nghiệp để tái đầu tư và nâng cao tổng vốn đầu tư ban đầu lên. 

Vốn tích lũy còn ảnh hưởng trực tiếp tới trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, máy móc, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tích lũy càng nhiều, các máy móc, thiết bị sẽ được trang bị đầy đủ, hiện đại để nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm. Mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

b) Ưu điểm của vốn tích lũy

Chi phí huy động vốn thấp. Chi phí cơ hội thấp, do đó an toàn hơn cho chủ đầu tư trong quá trình đầu tư.

Nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên các chủ đầu tư có toàn quyền chủ động quyết định đến việc sử dụng như thế nào mà không gặp khó khăn hay cản trở nào.

c) Nhược điểm của vốn tích lũy

Nếu cứ sử dụng và ngày càng gia tăng nguồn vốn thì doanh nghiệp sẽ gặp các nhược điểm sau:

  • Làm suy giảm khả năng tài chính hiện tại và các hoạt động của doanh nghiệp
  • Giảm tỷ suất sinh lợi vốn có của doanh nghiệp, dẫn tới việc ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của cổ đông, chủ đầu tư

Với vai trò quan trọng của nguồn vốn tích lũy thì tùy vào tình hình hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp mà sử dụng sao cho phù hợp để giúp doanh nghiệp tăng trưởng cũng như đạt những hiệu quả cao trong kinh doanh và sản xuất.

1.2 Vốn PPP là gì?

Vốn PPP (Public - Private Partnership) là hình thức đầu tư được thực hiện giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành các dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công thông qua các hợp đồng pháp lý với các cơ chế: tài nguyên, nguồn lực, rủi ro, trách nhiệm cụ thể. 

Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công chất lượng cao để mang lại lợi ích cho các nhà nước, doanh nghiệp và người dân sử dụng.

a) Lợi thế mô hình đầu tư vốn PPP

  • Giúp tăng cường cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng cần thiết, phụ vụ cho sự phát triển của đất nước.
  • Mô hình PPP giúp giảm gánh nặng của chi phí thiết kế và xây dựng.
  • Cho phép chuyển nhượng nhiều rủi ro dự án sang khu vực tư nhân.
  • Mô hình PPP đưa ra những lựa chọn tốt hơn về thiết kế, công nghệ, xây dựng, sự vận hành và chất lượng cung cấp dịch vụ hạ tầng.

b) Hạn chế của mô hình đầu tư vốn PPP

Dự án thường có quy mô lớn, quá trình xúc tiến, duyệt hồ sơ… qua nhiều công đoạn dẫn đến tiến độ dự án kéo dài.

  • Bộ máy nhân sự chưa rõ ràng.
  • Hành lang pháp lý chưa đầy đủ, ổn định.
  • Quỹ đất đai cho dự án không có sẵn.

c) Mô hình PPP tại Việt Nam

Có 6 mô hình PPP tại Việt Nam hiện nay gồm:

  • Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT)
  • Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO)
  • Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT)
  • Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOO)
  • Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTL)
  • Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BLT)
  • Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M)

1.3 Vốn dài hạn là gì?

Vốn dài hạn sử dụng (Long Term Capital Employed) là các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng dài hạn (trên 1 năm) vào các hoạt động kinh doanh như vốn chủ sở hữu, vốn vay dài hạn… Vốn dài hạn hay còn được gọi là nguồn vốn thường xuyên.

a) Đặc điểm nguồn vốn dài hạn 

  • Nguồn vốn dài hạn thường sử dụng để hình thành tài sản dài hạn và một bộ phận tài sản ngắn hạn thường xuyên của doanh nghiệp.
  • Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp tại một thời điểm được tính bằng công thức: nguồn vốn dài hạn = vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn.

b) Các nguồn vốn dài hạn gồm:

Các nguồn vốn dài hạn gồm: nguồn vốn chủ sở hữu và vốn từ nguồn vay nợ

+ Nguồn vốn chủ sở hữu gồm:

  • Lợi nhuận hàng năm.
  • Số tiền khấu hao tài sản cố định được tích lũy hàng năm.
  • Phát hành cổ phiếu: phát hành cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.

+ Nguồn vốn từ vay nợ

  • Vay nợ dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, tín dụng khác.
  • Phát hành trái phiếu công ty.
  • Thuê tài chính (thuê vốn)

1.4 Vốn trung hạn là gì?

Nguồn vốn trung hạn là nguồn vốn có thời hạn sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Nguồn vốn trung hạn thường có tính chất không ổn định.

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 77/2015/NĐ-CP thì các nguồn vốn trung hạn và ngắn hạn bao gồm:

  • Vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước.
  • Vốn đầu tư nguồn công trái quốc gia.
  • Vốn đầu tư nguồn trái phiếu Chính phủ.
  • Vốn đầu tư nguồn trái phiếu chính quyền địa phương là khoản vốn trái phiếu có kỳ hạn từ 01 năm trở lên.
  • Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
  • Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
  • Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước.

Khoản vốn vay của chính quyền cấp tỉnh được hoàn trả bằng nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và thu hồi vốn từ các dự án đầu tư bằng các khoản vốn vay.

1.5 Nguồn vốn ngắn hạn là gì?

Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn có thời hạn trong vòng một năm bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguồn vốn ngắn hạn thường sử dụng trong thời gian ngắn hạn phục vụ những nhu cầu vốn có tính chất tạm thời, phát sinh bất thường trong hoạt động kinh doanh. Vốn ngắn hạn hay còn được gọi là nguồn vốn tạm thời.

+  Các nguồn vốn ngắn hạn gồm:

  • Nợ tích lũy
  • Nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn

1.6 Hiệu suất sử dụng vốn là gì?

Hiệu suất sử dụng vốn là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huy động và dư nợ vay trực tiếp khách hàng trong hoạt động của ngân hàng. Hiệu suất sử dụng vốn cho biết 1 đơn vị tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp thì đem lại mấy kết quả đầu ra.

Hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả và ngược lại.

Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn hiệu quả thường dựa vào các tiêu chí tổng quát: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu.

a)  Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = ( Tổng doanh thu / Tổng tài sản)

>> Tiêu chí cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

b)  Hệ số sinh lời doanh thu (ROA)

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

Tiêu chí này có thể đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư, cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ( tỉ lệ hoàn vốn)

c) Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

 ROA = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu  

Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụng vốn của người quản lý doanh nghiệp.

2. Lãi nhập vốn là gì?

Lãi nhập vốn là một phương pháp tính lãi của ngân hàng. Khác với nhận lãi định kỳ, nhận lãi cuối kỳ thì lãi nhập vốn được sử dụng khi khách hàng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đến hạn mà không đến lĩnh lãi hoặc theo thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức nhận tiền gửi. 


Khi tới thời hạn đáo hạn định kỳ thì khoản tiền lãi sẽ được cộng vào tổng tiến vốn ban đầu và có thể đáo hạn nếu khách hàng muốn tiếp tục gửi tiền ngân hàng.

2.1 Ưu điểm của phương thức lãi nhập vốn

Hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng với phương thức lãi nhập vốn được nhiều khách hàng lựa chọn bởi chúng sở hữu những ưu điểm đặc biệt dưới đây:

  • Phương thức tính lãi linh hoạt, tiết kiệm được khá nhiều thời gian và vẫn đảm bảo được quyền lợi.
  • Khả năng sinh lời cao.
  • Thủ tục đơn giản, cách tính dễ hiểu.
  • Hỗ trợ giao dịch an toàn, nhanh chóng.

2.2 Công thức tính lãi nhập vốn

Tùy vào từng hình thức gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn hay không kỳ hạn của bạn mà công thức tính lãi nhập vốn sẽ có sự thay đổi khác nhau, cụ thể như sau:

a) Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Số tiền lãi = Tổng tích số tính lãi trong tháng x lãi suất (tháng)/30 ngày

Trong đó:

Tổng tích số lãi trong tháng = ∑ (số dư x số ngày trên thực tế mà số dư tồn tại)

Số gốc mới = Dư gốc (Tính đến ngày lãi nhập gốc) + Số tiền lãi nhập gốc

b) Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền lãi = Số dư tiền gửi x Thời gian gửi x Lãi suất áp dụng cho thời gian gửi tiền

Gốc mới = Gốc cũ + Tiền lãi

3. Mất cân đối vốn là gì?

Để doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định thì phải có tài sản (tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn) và nguồn vốn (nguồn vốn nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu).


Mất cân bằng nguồn vốn là tình trạng doanh nghiệp bị mất cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, dẫn tới tình trạng khó khăn về dòng tiền khi thanh toán nợ hoặc các khoản hỗ trợ cho việc kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp rơi vào tình trạng không đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mất khả năng thanh toán. 

3.1 Công thức tính mất cân đối nguồn vốn

Công thức tính mất cân đối nguồn vốn là:

Tài sản = Vốn Chủ Sở Hữu + Nợ phải trả => Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Vốn Chủ Sở Hữu + Nợ phải trả

Để tránh tình trạng mất cân đối nguồn vốn thì dựa vào công thức trên doanh nghiệp phải thực hiện cân bằng tài chính bằng hoặc lớn hơn cách đưa tổng tài sản của doanh nghiệp bằng với nguồn vốn sở hữu và nợ phải trả. Đây là điểm ổn định và an toàn nhất cho nguồn vốn của doanh nghiệp.

3.2 Ảnh hưởng nghiệm trọng của việc mất cân đối vốn

Tình trạng mất cân đối nguồn vốn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Gây nên tình trạng căng thẳng về tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp xấu nhất nếu thị trường tài chính bị đóng băng thì ngân hàng từ chối cho vay thì doanh nghiệp sẽ kiệt quệ tài chính và có thể ngừng hoạt động.

Nếu kéo dài hoặc thường xuyên có thể đẩy doanh nghiệp rơi vào những hoàn cảnh khó khăn như: chủ nợ ngừng cho vay hoặc đẩy lãi xuất tăng cao, nhà cung cấp đòi thanh toán, khách hàng rời bỏ công ty, hoạt động kinh doanh sản xuất bị ảnh hưởng, giá cổ phiếu (nếu có) bị sụt giảm, thương hiệu bị ảnh hưởng…

Vì thế cân bằng tài chính là một việc quan trọng bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lưu tâm để đảm bảo quyền lợi cũng như sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Tránh rơi vào những trường hợp trên và ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.

3.3 Giải pháp giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng mất cân đối vốn

Nếu trường hợp doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng mất cân đối thì đâu là giải pháp giúp bạn vực dậy và tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Sau đây là 3 biện pháp bạn có thể tham khảo:

Kêu gọi các cổ đông góp thêm vốn kết hợp với việc các chủ nợ sẽ cho phép tái cơ cấu nợ.

Tìm kiếm và phục hồi thị trường sản phẩm đầu ra để ra dòng tiền mạnh hơn và lợi nhuận lớn hơn giúp các công ty có thể tái cơ cấu nợ tích cực hơn.

Thoái vốn khỏi các khoản đầu tư kém hiệu quả hoặc các khoản đầu tư không trọng yếu để trả bớt nợ.

3.4  Tỷ suất hoàn vốn là gì?

Tỷ suất hoàn vốn (ROR) là lợi nhuận hoặc hoàn vốn trên một khoản đầu tư trong một khoảng thời gian, được biểu thị bằng tỷ suất đầu tư ban đầu. Khoảng thời gian thường là một năm, trong trường hợp đó tỷ suất hoàn vốn được gọi là lợi nhuận hàng năm.

Số tiền thu được hoặc bị mất này có thể được gọi là lợi ích, tiền lãi, lợi nhuận/thua lỗ, thu nhận/tổn thất, hoặc thu nhập ròng/tổn thất. Tiền được đầu tư có thể được gọi là tài sản, tiền vốn, tiền gốc, hoặc chi phí cơ sở của đầu tư.

3. Công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh là công ty kế toán dịch vụ uy tín và chất lượng tại TPHCM. Với hơn 19 năm kinh nghiệm làm dịch vụ kế toán cho nhiều đơn vị trong nước và nước ngoài tại TPHCM. Vì thế khi sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài TÂN THÀNH THỊNH cung cấp bạn sẽ được sử dụng dịch vụ tốt nhất, từ công việc và sự chăm sóc khách hàng nhiệt tình, chu đáo.


Công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ kế toán. Tân Thành Thịnh đã và đang hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau ở khắp cả nước. 

Với hơn 19 năm kinh nghiệm hoạt động và phát triển, Tân Thành Thịnh sở hữu đội ngũ chuyên viên kế toán có năng lực chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm trong việc xử lý mọi vấn đề, hỗ trợ doanh nghiệp nhanh, chính xác và giảm thiểu mọi rủi ro nhất.

2.1 Các gói dịch vụ 

Tân Thành Thịnh mang đến rất nhiều giải pháp kế toán – thuế cho doanh nghiệp lựa chọn, mỗi gói dịch vụ sẽ có những nghiệp vụ chuyên môn khác nhau, cụ thể là:

a) Dịch vụ kế toán thuế theo tháng

Dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng thường được các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn, hoạt động lâu năm với mức doanh thu hằng năm từ 50 tỷ trở lên, số lượng chứng từ hóa đơn hằng ngày cực kỳ nhiều, cần kiểm tra và cân đối hằng ngày để đảm bảo mang lại tính chính xác cao.

+ Công việc thực hiện

  • Nhận các chứng từ, hóa đơn từ đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp hằng tháng để tiến hành kiểm tra, sắp xếp và cân đối chứng từ 
  • Lập Tờ khai thuế hàng tháng (đối với doanh nghiệp kê khai thuế theo tháng) 
  • Theo dõi xuất nhập tồn hàng hóa, các chi phí và lượng tiền ra vào của doanh nghiệp. 
  • Tiến hành khai báo thuế qua mạng. 

+ Ưu điểm dịch vụ kế toán thuế theo tháng

  • Đảm bảo được tính chính xác cao của chứng từ, hóa đơn theo tháng 
  • Nắm được tình hình hoạt động của công ty và cân đối, bổ sung hóa đơn phù hợp 

b) Dịch vụ kế toán thuế theo quý

Dịch vụ báo cáo thuế theo quý thường được các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới thành lập, ít phát sinh chi phía, chứng từ hóa đơn… Hoặc các doanh nghiệp đăng ký loại hình báo cáo thuế theo tháng.

+ Công việc thực hiện

  • Nhận các chứng từ, hóa đơn từ đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp theo quý để tiến hành kiểm tra, sắp xếp và cân đối chứng từ để làm dữ liệu lập tờ khai 
  • Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (với các doanh nghiệp kê khai thuế theo quý) 
  • Lập báo cáo Tình hình sử dụng hóa đơn theo quý 
  • Tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý (nộp thuế tạm tính qua mạng nếu doanh nghiệp phát sinh thuế phải nộp) 
  • Tiến hành khai báo và nộp thuế theo đúng thời gian quy định 
  • Theo dõi xuất nhập tồn hàng hóa, các chi phí và lượng tiền ra vào của doanh nghiệp 
  • Lập Báo cáo hàng tồn nếu có yêu cầu 

+  Ưu điểm dịch vụ kế toán thuế theo quý

  • Giúp doanh nghiệp đảm bảo được độ chính xác về các báo cáo thuế, hồ sơ giấy tờ rõ ràng, đảm bảo và nộp thuế đầy đủ theo yêu cầu nhà nước. 
  • Tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, trang thiết bị cho doanh nghiệp. 

c) Báo cáo thuế trọn gói (theo năm)

Dịch vụ báo cáo thuế trọn gói là chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các công việc liên quan đến kê khai thuế VAT, khai thuế TNCN, khai thuế TNDN tạm tính, làm báo cáo và quyết toán thuế TNDN cuối năm, làm sổ sách kế toán, giải trình kế toán, hoàn thiện hồ sơ kế toán, hồ sơ doanh thu - chi phí, thủ tục về lao động tiền lương, bảo hiểm bắt buộc...  

Công ty cung cấp dịch vụ báo cáo thuế trọn gói thường chịu trách nhiệm và xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến giấy tờ cho doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt, điều kiện pháp lý đầu đủ, rõ ràng.

+ Công việc thực hiện

  • Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sổ sách, chứng từ của doanh nghiệp. Cân đối và sắp xếp chứng từ đầy đủ 
  • Hoàn thiện mọi sổ sách kế toán, chứng từ cho doanh nghiệp sau một năm hoạt động 
  • Lập báo cáo tài chính cuối năm kèm theo các sổ chi tiết 
  • Tiến hành khai báo và nộp thuế theo đúng thời gian quy định của nhà nước. Bàn giao các giấy tờ liên quan cho doanh nghiệp sau một năm hoạt động. 
  • Kiểm tra, nhắc nhở doanh nghiệp gia hạn chữ ký số và các dịch vụ liên quan 
  • Xử lý những vấn đề phát sinh liên quan đến sổ sách, giấy tờ, chứng từ của doanh nghiệp 

+Ưu điểm dịch vụ báo cáo thuế trọn gói

Giúp doanh nghiệp đảm bảo được độ chính xác về các báo cáo thuế, hồ sơ giấy tờ rõ ràng, giảm thiểu tối đa mọi rủi ro cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoàn toàn an tâm hoạt động. 

Có kiến thức chuyên môn cao, trực tiếp chịu trách nhiệm làm việc với các cơ quan thuế, xử lý mọi vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp. 

Tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, trang thiết bị cho doanh nghiệp. 

Ngoài ra, Tân Thành thịnh còn cung cấp các gói dịch vụ kế toán khác như: dịch vụ sổ sách kế toán, dịch vụ bảo hiểm xã hội, dịch vụ thuê kế toán trưởng…. Tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà có thể lựa chọn gói dịch vụ phù hợp.

2.2 Cam kết dịch vụ

Khi sử dụng dịch vụ kế toán thuế của Tân Thành Thịnh hoặc đối với tất cả các gói dịch vụ khác thì bạn sẽ chắc chắn được đội ngũ nhân sự đồng hành và hỗ trợ nhiệt trình, đảm bảo tiến độ công việc chính xác, nhanh nhất, hơn thế:

  • Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng tư vấn và giải đáp các thắc mắc về thuế và kế toán cho doanh nghiệp và các bộ phận liên quan để cùng phối hợp hoàn thành tốt công việc. 
  • Tư vấn, đề xuất giải pháp để xử lý những vấn đề pháp sinh một cách tốt nhất. 
  • Luôn sẵn sàng đại diện doanh nghiệp làm việc khi có yêu cầu của cơ quan thuế. 
  • Đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh luôn đảm bảo tiến độ công việc và cam kết chịu trách nhiệm cao trong từng việc đã làm. 
  • Giá dịch vụ thuê kế toán luôn cố định và đúng như thỏa thuận, không phát sinh thêm bất cứ khoảng chi phí nào khác.

Trên đây là những thông tin bài viết xoay quanh vấn đề thuê kế toán ngoài, thuê dịch vụ kế toán, thuế. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. 

>> Các bạn xem thêm vốn điều lệ

Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề trên hoặc cần tìm kiếm một đơn vị dịch vụ kế toán uy tín, chất lượng thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.

  • Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
  • Địa chỉ: 340/34 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM 
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909771998
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN