Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 18/04/2024 |

Vốn điều lệ

5.0/5 (2 votes)
- 72

Vốn điều lệ của công tlà tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong điều lệ công ty tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vậy vốn điều lệ là gì? Các quy định về góp vốn điều lệ như thế nào? Thủ tục góp vốn điều lệ như thế nào. Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết bài viết dưới đây nhé.


1. Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định khi thành lập công ty và được ghi vào điều lệ của công ty. Vốn điều lệ hay còn có thể gọi là vốn đầu tư hoặc vốn đăng ký.


Vốn điều lệ của doanh nghiệp được công ty đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động và quy mô của công ty sau khi thành lập.

1.1 Vai trò của vốn điều lệ trong doanh nghiệp

Vốn điều lệ công ty cho ta biết đó là tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu của tất cả thành viên vào công ty để dự tính hoạt động.

  • Là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp khi mới thành lập.
  • Là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
  • Là cơ sở để phân chia lợi nhuận khi kinh doanh. Đồng thời cũng là căn cứ để sẻ chia rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.

Thể hiện tính bền vững, phát triển của doanh nghiệp từ đó tạo sự tin tưởng cho đối tác, chủ nợ, mở ra cơ hội phát triển kinh doanh.

1.2 Quy định về góp vốn điều lệ của doanh nghiệp

Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, hoặc mức vốn điều lệ công ty tối đa là bao nhiêu khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh bình thường. Sau đây là các quy định về góp vốn điều lệ của doanh nghiệp. 

a) Quy định về tài sản góp vốn điều lệ

Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp mới nhất 2014 thì các loại tài sản góp vốn điều lệ có thể gồm:

  • Tiền Việt Nam.
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
  • Vàng.
  • Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.

Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty mà thành viên góp vào để tạo thành vốn của công ty theo quy định của pháp luật.

b) Thời hạn góp vốn điều lệ là bao nhiêu?

Thời hạn góp vốn điều lệ cụ thể của từng loại hình doanh nghiệp như sau:

Đối với công ty TNHH 1 Thành viên: thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần: thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: thời hạn góp vốn là 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam

Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Sau khi đăng ký xong thì chủ doanh nghiệp phải góp đủ và đảm bảo đủ ngay khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.

2. Vốn điều lệ công ty cổ phần là gì?

Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.


Ví dụ: Công ty cổ phần A tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp đăng ký bán 500,000 CP với mệnh giá 10,000 đ/CP và được cổ đông đăng ký mua 300,000 CP => Vốn điều lệ công ty Cổ phần A = 300,000 CP x 10,000 đ/CP = 3,000,000,000 đ.

Vốn điều lệ của công ty có thể được thay đổi tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi thay đổi vốn điều lệ, công ty phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền. Cổ đông phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình.

2.1 Vốn điều lệ công ty cổ phần là bao nhiêu?

Tùy vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công ty cổ phần đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường không yêu cầu mức vốn pháp định, thì theo luật doanh nghiệp Việt Nam, vốn điều lệ không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty. 

Trường hợp nếu công ty cổ phần đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định để hoạt động, thì vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty chính là bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó. 

Vậy thực tế pháp luật không quy định mức vốn điều lệ công ty cổ phần là bao nhiêu khi thành lập công ty cổ phần, tiềm lực kinh tế của bạn càng mạnh thì bạn có thể bỏ vốn càng nhiều vào kinh doanh. 

2.2 Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần như thế nào?

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần là quy trình thực hiện tái cấu trúc vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần. Khi tăng vốn điều lệ công ty cổ phần thì nguồn vốn kinh doanh được tăng lên, tổng tài sản của doanh nghiệp cũng tăng theo.

Tăng vốn điều lệ công ty cổ phần thông qua việc phát hành cổ phần và các cổ đông đăng ký mua số cổ phần của công ty phát hành. 

Việc tăng vốn điều lệ công ty cổ phần sẽ giúp thiết lập niềm tin của cổ đông, tăng độ gắn kết bền vững với doanh nghiệp và đảm bảo các tiêu chí an toàn trong hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường. 

>> Các bạn xem thêm thủ tục và hồ sơ thay đổi vốn điều lệ 

a) Phương án tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bằng cách gì?

Công ty cổ phần sẽ thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bằng cách phát hành thêm cổ phần vào chào bán cho cổ đông mua số lượng cổ phần đã phát hành đó. Nếu chào bán cổ phần thì có thể thực hiện theo 3 hình thức sau đây:

  • Chào bán cho các cổ đông hiện hữu.
  • Chào bán ra công chúng.
  • Chào bán cổ phần riêng lẻ.

Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần cho doanh nghiệp. Tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp mà lựa chọn các hình thức bán cổ phần phù hợp.

b) Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần gồm:

  • Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông báo về việc tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.
  • Biên bản của Đại Hội đồng cổ đông về việc tăng vốn điều lệ công ty cổ phần.
  • Quyết định của Hội đồng cổ đông về việc tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.
  • Danh sách cổ đông công ty cổ phần.
  • Thông báo lập sổ đăng ký cổ đông công ty cổ phần.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

  • Bước 1: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: tăng vốn điều lệ.
  • Bước 2: Công bố thông tin thay đổi tăng vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Bước 3: Kê khai mẫu 08, tờ khai thuế môn bài và nộp bổ sung thuế môn bài.

2.3 Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là như thế nào?

Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần là khi nhu cầu vốn của doanh nghiệp bị giảm do thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức hoặc bị buộc phải hủy bỏ cổ phiếu quỹ hoặc kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 50% vốn của các cổ đông trở lên nhưng chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Khi giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn, kèm theo thông báo phải có thêm báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ. 

Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.

a) Các trường hợp giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Có 4 trường hợp giảm vốn điều lệ công ty cổ phần như sau:

  • TH1: Giảm vốn do cổ đông đăng ký mua không góp đủ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn góp vốn. Trường hợp này các cổ đông chưa thanh toán vẫn phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã đăng ký mua nhưng chưa góp đủ nếu có thiệt hại xảy ra (Điều 112 Luật doanh nghiệp 2014)
  • TH2: Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông (Điều 129 Luật doanh nghiệp 2014)
  • TH3: Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty (Điều 130 Luật doanh nghiệp 2014)
  • TH4: Giảm vốn công ty cổ phần do hoàn trả vốn góp cho cổ đông

b) Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Các hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần gồm có:

  • Thông báo về việc giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần.
  • Biên bản của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn điều lệ công ty cổ phần.
  • Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần.
  • Danh sách cổ đông công ty cổ phần.
  • Thông báo lập sổ cổ đông công ty cổ phần.
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.

Lưu ý: Báo cáo tài chính phải đảm bảo tiền mặt đủ để hoàn trả vốn góp cho cổ đông, cũng như đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần.

c) Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần sẽ được thực hiện qua 3 bước sau:

  • Bước 1: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần.
  • Bước 2: Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Bước 3: Kê khai mẫu 08, tờ khai thuế môn bài.

3. Vốn điều lệ công ty tnhh là gì?

Vốn điều lệ công ty tnhh là là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.


Vốn điều lệ của công ty tnhh cũng có thể được thay đổi tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi thay đổi vốn điều lệ, công ty phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.

3.1 Tăng vốn điều lệ công ty tnhh là như thế nào?

Tăng vốn điều lệ công ty tnhh là việc bổ sung vốn điều lệ trong quá trình hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Khả năng huy động vốn của công ty tnhh chỉ giới hạn trong phần vốn góp của các thành viên công ty hoặc huy động vốn của thành viên mới của công ty. 

a) Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tnhh

Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tnhh gồm 3 bước sau:

  • Bước 1: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: tăng vốn điều lệ Công ty TNHH.
  • Bước 2: Công bố thông tin thay đổi tăng vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia về việc tăng vốn điều lệ Công ty TNHH.
  • Bước 3: Kê khai mẫu 08, Tờ khai thuế môn bài và nộp bổ sung thuế môn bài.

b) Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty tnhh

Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty tnhh gồm:

Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

  • Thông báo về việc tăng vốn điều lệ của công ty TNHH.
  • Biên bản của Đại Hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ công ty TNHH.
  • Quyết định của Hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ của công ty TNHH.
  • Danh sách thành viên công ty TNHH.
  • Thông báo lập sổ đăng ký thành viên công ty TNHH.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2 Giảm vốn điều lệ công ty tnhh

Giảm vốn điều lệ công ty tnhh là quá trình tái cấu trúc lại doanh nghiệp vì nhiều lý do như hoàn trả vốn góp, mua lại phần vốn góp hoặc khi có thành viên không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp.

a) Các trường hợp giảm vốn điều lệ công ty tnhh

Có 3 trường hợp giảm vốn điều lệ của công ty tnhh:

  • Trường hợp 1: Giảm vốn để hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty.
  • Trường hợp 2: Giảm vốn do công ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty.
  • Trường hợp 3: Giảm vốn do có thành viên không thanh toán đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập công ty.

b) Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty tnhh

Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty tnhh gồm 3 bước sau:

  • Bước 1: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: Giảm vốn điều lệ.
  • Bước 2: Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
  • Bước 3: Kê khai mẫu 08, Tờ khai thuế môn bài.

c) Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty tnhh

Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty tnhh gồm có:

  • Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông báo về việc giảm vốn điều lệ của công ty TNHH.
  • Biên bản của Hội đồng thành viên về việc giảm vốn điều lệ công ty TNHH.
  • Quyết định của Hội đồng thành viên về việc giảm vốn điều lệ của công ty TNHH.
  • Danh sách thành viên công ty TNHH.
  • Thông báo lập sổ đăng ký thành viên công ty TNHH.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.

4. Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh là công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp, uy tín và chuyên nghiệp tại TPHCM. Với hơn 19 năm hoạt động và phát triển, Tân Thành Thịnh đã và đang hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước về các vấn đề tư vấn pháp lý, thành lập công ty, kế toán, thuế….

 

Đến với Tân Thành Thịnh, mọi vấn đề khó khăn về pháp lý của doanh nghiệp sẽ được tháo gỡ, giúp hạn chế mọi rủi ro và doanh nghiệp hoàn toàn an tâm trong việc tập trung kinh doanh và phát triển.

Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh là giải pháp phù hợp cho mọi doanh nghiệp hiện nay, nếu bạn đang tìm kiếm một công ty tư vấn luật doanh nghiệp uy tín tại tphcm thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

3.1 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ

  • Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp, có năng lực xử lý vấn đề nhanh, chính xác, đặc biệt là những vấn đề khó.
  • Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Thực hiện đúng quy định pháp luật. Giảm thiểu mọi rủi ro cho doanh nghiệp.
  • Chịu trách nhiệm 100% trước pháp luật với những công việc Tân Thành Thịnh thực hiện.
  • Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp xử lý mọi vấn đề phát sinh.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước khi có nhu cầu.

3.2 Cam kết dịch vụ

  • Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp, Tân Thành Thịnh cam kết:
  • Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ tại chúng tôi.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là bài viết về tư vấn doanh nghiệp, hi vọng với những chia sẻ trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc doanh nghiệp đang tìm kiếm một công ty dịch vụ tư vấn doanh nghiệp thì vui lòng liên hệ qua hotline 0909 54 8888 để được tư vấn cụ thể và trực tiếp nhé. 

Các bạn xem thêm thủ tục thành lập công ty tnhh

  • Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888

Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN