Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 28/03/2024 |

So sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh

0/5 (0 votes)
- 3

Công ty hợp danh và công ty cổ phần là 2 loại hình doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam. 2 loại hình doanh nghiệp này có nhiều điểm khác nhau về mặt cơ cấu cũng như hoạt động.

1. Đặc điểm công ty cổ phần và công ty hợp danh

Trước khi thành lập một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải cân nhắc lựa chọn loại hình cho doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của mình. Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem công ty cổ phần là gì? Công ty hợp danh là gì? Từ đó đưa ra những tiêu chí so sánh cụ thể.

 

1.1 Công ty cổ phần là gì?

Theo Điều 111, Chương V Luật doanh nghiệp 2020 quy định, công ty cổ phần là doanh nghiệp có những đặc điểm như sau: 

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

1.2 Công ty hợp danh là gì?

Theo Điều 177, Chương VI Luật doanh nghiệp 2020 quy định, công ty Hợp danh là doanh nghiệp có những điểm như sau: 

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

+ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

1. 3 So sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh

Dưới đây là sự phân biệt giữa công ty cổ phần và công ty hợp danh trên nhiều phương diện như đặc điểm, cơ cấu tổ chức, ưu nhược điểm… mỗi loại.

a) Về đặc điểm:

- Công ty cổ phần:

  • + Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức với số lượng tối thiểu là 3, không giới hạn số lượng tối đa.
  • + Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Công ty hợp danh:

  • + Có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân. Ngoài ra có thể có thành viên góp vốn (có thể là cá nhân, có thể là tổ chức).
  • + Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
  • Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

b) Về cơ cấu tổ chức

- Công ty CP: được tổ chức theo 1 trong 2 mô hình sau đây:

+ Đại hội đồng cổ đông > Hội đồng quản trị > Ban kiểm soát > Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

+ Đại hội đồng cổ đông> Hội đồng quản trị > Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị

- Công ty hợp danh: Được tổ chức theo mô hình:

Hội đồng thành viên> Giám đốc/ Tổng giám đốc.

c) Về quyền lợi

- Công ty cổ phần: Được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Có 4 loại cổ phần là cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi biểu quyết.

- Công ty hợp danh: Không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào để huy động vốn.

d) Về ưu nhược điểm

- Công ty Cổ phần

+ Ưu điểm:

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân độc lập nên mang tính ổn định cao. Nếu trường hợp có 1 cổ đông rút vốn hay phá sản thì công ty cổ phần vẫn có thể tiếp tục hoạt động mà không bị ảnh hưởng.

Các cổ đông cũng chỉ cần chịu trách nhiệm về tài sản và các khoản nợ tương đương với số vốn góp, cổ phần sở hữu nên tính rủi ro cho cổ đông là rất thấp.

Công ty cổ phần có thể tiến hành phát hành trái phiếu, cổ phiếu để huy động nguồn vốn cho việc phát triển công ty.

Việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông trong công ty có thể tiến hành một cách tự do và dễ dàng sau khi công ty hoạt động trên 3 năm.

Số lượng cổ đông của công ty cổ phần không giới hạn, do vậy, doanh nghiệp có thể nhận nhiều nguồn đầu tư từ nhiều cổ đông khác nhau.

+ Nhược điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần phải có tối thiểu 3 cổ đông mới có thể thành lập công ty.

Số lượng công ty không giới hạn, nên một số trường hợp công ty có quá nhiều cổ đông, ảnh hưởng đến việc quản lý, điều hành công ty.

Bị giới hạn về ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Do tính chất công khai, bất cứ đối tượng nào đều có thể trở thành cổ đông nên vấn đề bảo mật không tốt.

- Công ty hợp danh:

+ Ưu điểm:

Công ty hợp danh có sự kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người, dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh.

Đồng thời, việc quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người đã có mối liên hệ mật thiết với nhau trước đó.

+ Nhược điểm:

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.

Dù có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế, các thành viên chỉ có thể góp thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thành viên mới.

Công ty hợp danh không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân.

Có lẽ đến đây các bạn cũng đã có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thực thế của mình rồi phải không nào? Có thể nói mỗi loại hình DN đều có những quy định và những ưu - nhược điểm riêng. Nên tùy vào khả năng, thành viên góp vốn và quy mô DN mình định thành lập mà có thể lựa chọn loại hình DN phù hợp.   

LIÊN HỆ TƯ VẤN NHANH:  0909.54.8888 - 028.3985.8888

3. Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh tự hào là công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp tại TPHCM . Chúng tôi đã thực hiện hơn 80.000 hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới, hãy liên hệ : 0909 54 8888  để được nhân viên tư vấn chi tiết.

 

Khi lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh khách hàng sẽ được tư vấn tất cả những vấn đề liên quan đến công việc thành lập công ty miễn phí. Và sau đó chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng hoàn tất những thủ tục pháp lý với cơ quan Nhà nước để giúp công ty bạn được thành lập suôn sẻ.

a) Lợi ích khi lựa chọn dịch vụ

  • Sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty bạn sẽ được tư vấn toàn diện về mọi vấn đề liên quan đến thành lập công ty như: đặt tên công ty, lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, tư vấn đề vốn… và giải đáp mọi vấn đề mà doanh nghiệp thắc mắc.
  • Hỗ trợ, tư vấn một cách tận tình bởi các luật sư nhiều năm kinh nghiệm.
  • Mọi vấn đề về thủ tục pháp lý sẽ được chúng tôi thay mặt khách hàng thực hiện tại cơ quan chức năng.
  • Sử dụng dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp không cần tốn nhiều thời gian, sức khỏe để trực tiếp thực hiện những thủ tục hành chính.
  • Thời gian hoàn tất thủ tục và nhận được Giấy chứng nhận thành lập công ty ngắn nhất có thể do đội ngũ chuyên viên đã có kinh nghiệm thực hiện hồ sơ đúng theo quy định Pháp luật.
  • Chủ doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào chiến lược kinh doanh mà không cần lo lắng về thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm chi phí do sử dụng gói dịch vụ không phát sinh.

b) Cam kết từ Tân Thành Thịnh

  • Dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
  • Mọi thủ tục đều được thực hiện theo đúng quy định
  • Chi phí hợp lý, cạnh tranh
  • Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình
  • Các bạn xem thêm chi tiết các gói chi phí thành lập công ty

2. Các câu hỏi thường gặp

Trên đây là những câu hỏi thường gặp về công ty cổ phần và công ty hợp danh mà Tân Thành Thịnh đã tổng hợp được từ khách hàng khi tư vấn thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi xin tổng hợp lại để các bạn có thêm những thông tin hữu ích cho mình.

2.1 Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Theo Điều 177, Luật doanh nghiệp 2020 quy định Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2.2 Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là ai?

Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là các thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.

2.3 Bao nhiêu thành viên mới thành lập công ty cổ phần?

Theo quy định tại điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nếu muốn thành lập công ty cổ phần phải có số lượng thành viên tối thiểu là 03 thành viên.

2.4 Người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần là ai?

Công ty cổ phần có thể có hơn 1 người đại diện pháp luật, được quy định tại điều lệ công ty.

Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc / Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty;

Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. 

Chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn những thông tin về vấn đề So sánh công ty cổ phần và công ty hợp danh. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh thích hợp cho mình.

>> Các bạn xem thêm so sánh công ty tnhh 1 và công ty tnhh 2 thành viên

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
  • Địa chỉ: 340/34 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 | Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN