Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 28/03/2024 |

So sánh công ty TNHH 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên

0/5 (0 votes)
- 3

So sánh công ty tnhh 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên có nhưng điểm giống và khác nhau như thế nào? Công ty TNHH hiện nay được chia thành 2 loại hình nhỏ đó là công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Mỗi loại hình này đều có đặc điểm và cơ cấu tổ chức khác nhau cũng như ưu – nhược điểm của từng loại hình sẽ khác nhau.


Bài viết dưới đây Tân Thành Thịnh sẽ so sánh công ty TNHH 1 thành viên và công ty tnhh 2 thành viên để quý khách hàng đang còn phân vân về 2 loại hình này có thể lựa chọn được loại hình phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

1. Đặc điểm công ty tnhh 1, 2 thành viên

Để hiểu hơn về loại hình công ty TNHH cũng như để có những so sánh khách quan nhất, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem công ty TNHH MTV là gì và công ty TNHH 2 thành viên là gì?


 1.1 Công ty TNHH 1 thành viên

Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định công ty TNHH 1 thành viên là:

  • 1. Công ty tnhh 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • 4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

1.2 Công ty TNHH 2 thành viên

Theo Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty TNHH 2 thành viên là:

  • 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
  • 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
  • 4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.

1.3 Ưu – nhược điểm công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên

Về cơ cấu tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên là khác nhau, vì thế 2 loại hình này cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng của mình.

a) Ưu – nhược điểm công ty TNHH 1 thành viên

+Về ưu điểm: công ty TNHH 1 thành viên có những ưu điểm như sau:

  • Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
  • Một cá nhân cũng có thể đứng ra thành lập doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.
  • Quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn quy định chặt chẽ. Nhà đầu tư dễ kiểm soát.

+Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì loại hình doanh nghiệp này cũng có những hạn chế như:

  • Công ty TNHH 1 thành viên không được phát hành cổ phiếu nên việc huy động động vốn bị hạn chế.
  • Chỉ thích hợp với quy mô kinh doanh nhỏ.
  • Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác. Sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Thành công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty Cổ phần.
  • Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp. Mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác. 

b) Ưu – nhược điểm công ty TNHH 2 thành viên

+ Ưu điểm:

  • Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
  • Có nhiều chủ sở hữu hơn công ty TNHH 1 thành viên nên có thể có nhiều vốn hơn. Khả năng quản lý toàn diện do có nhiều người hơn để tham gia điều hành công việc kinh doanh. Các thành viên vốn có trình độ kiến thức khác nhau. Họ có thể bổ sung cho nhau về các kỹ năng quản trị.

+ Nhược điểm

  • Do các thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm hữu hạn trong số phần vốn đã góp của mình. Nên uy tín của công ty trước đối tác, bán hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng.
  • Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.
  • Số lượng thành viên giới hạn trong công ty là 50 người

2. So sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên

Dưới đây là những so sánh công ty tnhh 1 và 2 thành viên chi tiết, Tân Thành Thịnh tổng hợp trên nhiều tiêu chí như: thành viên/cổ đông, phương thức huy động vốn, chế độ trách nhiệm cơ cấu tổ chức… để các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về 2 loại hình này.


2.1 Điểm giống nhau

Tuy là 2 loại hình doanh nghiệp khác nhau nhưng công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên cũng có những điểm giống nhau như:

  • Đều có tư cách pháp nhân  
  • Đều chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của Công ty trong phạm vi vốn góp của mình
  • Không được phép phát hành cổ phiếu
  •  Được phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp
  • Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân, góp vốn vào Công ty và là chủ sở hữu của Công ty.
  • Quy chế pháp lí thành viên :Có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người khác theo quy định tại điều 44 (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) và điều 66 (đối với công ty TNHH một thành viên)
  • Vốn và chế độ tài chính: Thủ tục thành lập, giải thể và phá sản như nhau.

2.2  Điểm Khác nhau

a) Về thành viên/cổ đông

  • Công ty TNHH MTV: Chỉ có 1 thành viên duy nhất là chủ sở hữu công ty, có thể là cá nhân cũng có thể là một tổ chức
  • Công ty TNHH 2 thành viên: Số lượng thành viên tối thiểu là 2, tối đa là 50, thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân

b) Về chế độ chịu trách nhiệm

  • Công ty TNHH MTV: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty TNHH 2 thành viên:
  • Đối với công ty: chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của công ty.
  • Đối với các thành viên: chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

c) Về vốn và phương thức huy động vốn

+ Công ty TNHH 1 thành viên

  • Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp vào công ty.
  • Không được phát hành cổ phần để huy động vốn.
  • Không được giảm vốn điều lệ, nếu muốn tăng vốn điều lệ thì chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác

+ Công ty TNHH 2 thành viên:

  • Vốn điều lệ là tổng giá trị phần vốn góp mà các thành viên cam kết góp vào công ty.
  • Không được phát hành cổ phần đề huy động vốn.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên thì có quyền giảm vốn điều lệ hoặc tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên; Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty
  • Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới

d) Về cơ cấu tổ chức

+ Công ty TNHH MTV:

  • Do tổ chức làm chủ sở hữu: được tổ chức, quản lí theo 1 trong 2 mô hình sau đây:
  • Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
  • Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
  •  Do cá nhân làm chủ sở hữu: bao gồm Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc

+ Công ty TNHH 2 thành viên:

  • Cơ cấu công ty TNHH 2 thành viên như sau:  
  • Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Trường có từ 11 thành viên trở lên phải thành lâp ban kiểm soát

Như vậy chúng tôi đã đưa ra những so sánh cũng như ưu nhược điểm của loại hình công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên. Bạn có thể căn cứ vào đây để có thể lựa chọn thành lập công ty TNHH 1 thành viên hoặc công ty TNHH 2 thành viên phù hợp với nhu cầu của mình. 

Nếu còn vấn đề thắc mắc về 2 loại hình này các bạn có thể liên hệ với Tân Thành Thịnh để được tư vấn chi tiết.

3. Công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh tự hào là công ty tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp tại TPHCM . Chúng tôi đã thực hiện hơn 80.000 hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới, hãy liên hệ : 0909 54 8888  để được nhân viên tư vấn chi tiết.

 

Khi lựa chọn dịch vụ thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh khách hàng sẽ được tư vấn tất cả những vấn đề liên quan đến công việc thành lập công ty miễn phí. Và sau đó chúng tôi sẽ thay mặt khách hàng hoàn tất những thủ tục pháp lý với cơ quan Nhà nước để giúp công ty bạn được thành lập suôn sẻ.

a) Lợi ích khi lựa chọn dịch vụ

  • Sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập công ty bạn sẽ được tư vấn toàn diện về mọi vấn đề liên quan đến thành lập công ty như: đặt tên công ty, lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, tư vấn đề vốn… và giải đáp mọi vấn đề mà doanh nghiệp thắc mắc.
  • Hỗ trợ, tư vấn một cách tận tình bởi các luật sư nhiều năm kinh nghiệm.
  • Mọi vấn đề về thủ tục pháp lý sẽ được chúng tôi thay mặt khách hàng thực hiện tại cơ quan chức năng.
  • Sử dụng dịch vụ thành lập công ty doanh nghiệp không cần tốn nhiều thời gian, sức khỏe để trực tiếp thực hiện những thủ tục hành chính.
  • Thời gian hoàn tất thủ tục và nhận được Giấy chứng nhận thành lập công ty ngắn nhất có thể do đội ngũ chuyên viên đã có kinh nghiệm thực hiện hồ sơ đúng theo quy định Pháp luật.
  • Chủ doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào chiến lược kinh doanh mà không cần lo lắng về thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm chi phí do sử dụng gói dịch vụ không phát sinh.

b) Cam kết từ Tân Thành Thịnh

  • Dịch vụ nhanh chóng, tiết kiệm thời gian
  • Mọi thủ tục đều được thực hiện theo đúng quy định
  • Chi phí hợp lý, cạnh tranh
  • Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tình
  • Các bạn xem thêm chi tiết các gói chi phí thành lập công ty

4. Câu hỏi thường gặp về thành lập công ty TNHH

Thời gian qua Tân Thành Thịnh nhận được khá nhiều câu hỏi của khách hàng liên quan về vấn đề thành lập công ty TNHH, qua đây chúng tôi xin giải đáp nhanh những thắc mắc này để giúp khách hàng nắm được thông tin cụ thể.

4.1 Nên thành lập công ty tnhh 1 thành viên hay 2 thành viên?

  • Việc thành lập công ty TNHH 1 thành viên hay 2 thành viên tùy thuộc vào nhu cầu của công ty và phụ thuộc lớn vào số lượng thành viên đứng ra sáng lập công ty. 
  • Nếu bạn chỉ là một tổ chức/cá nhân thì nên thành lập công ty TNHH 1 thành viên nếu có từ 2 thành viên trở lên cùng tham gia sáng lập công ty thì lựa chọn loại hình công ty TNHH 2 thành viên.

4.2 Công ty tnhh 1 thành viên có hội đồng quản trị không?

  • Công ty TNHH 1 thành viên không có hội đồng quản trị mà có hội đồng thành viên.
  • Hội đồng thành viên có từ 03 đến 07 thành viên. Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm. 

Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4.3 Công ty tnhh 2 thành viên có huy động góp vốn được không?

Công ty TNHH hai thành viên có nhiều cách để huy động vốn

+ Huy động vốn bằng cách tăng vốn điều lệ

  • Tăng vốn góp của thành viên;
  • Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

+ Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu

+ Huy động vốn vay từ các chủ nợ là các cá nhân, tổ chức, tổ chức tín dụng, ngân hàng… 

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề so sánh công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên. Hy vọng thông qua những chia sẻ này các bạn sẽ có nhiều thông tin hữu ích.

>> Các bạn xem thêm so sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty tnhh 1 thành viên

  • Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
  • Địa chỉ: 340/34 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 | Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN