Trang chủ

Giới thiệu

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn kế toán

Hóa đơn điện tử

Thay đổi đăng ký kinh doanh

Văn phòng ảo

Liên hệ

Tin Mới
Thursday, 28/03/2024 |

Quy định về công tác phí đối với doanh nghiệp

5.0/5 (1 votes)
- 2

Có những quy định nào về công tác phí đối với doanh nghiệp? Chi phí tiếp khách của doanh nghiệp là gì? Các hạch toán các chi phí công tác của doanh nghiệp như thế nào? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết về bài viết này nhé.


1. Phí công tác đối với doanh nghiệp là gì?

Căn cứ khoản 1, Điều 3, Thông tư 40/2017/TT-BTC: Công tác phí đối với doanh nghiệp là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc cho doanh nghiệp.


1.1 Công tác phí gồm những khoản nào?

Theo quy định Thông tư 40/2017/TT-BTC, các khoản công tác phí gồm có:

a)  Tiền đi lại trong công tác phí

Tiền đi lại từ chỗ ở/ chỗ làm việc đến sân bay/ bến xe/ ga tàu để đi công tác.

Tiền đi lại từ chỗ lưu trú (chỗ ở lúc đi công tác)/ chỗ làm việc (lúc công tác) đến sân bay/ bến xe/ ga tàu để về khi kết thúc công tác.

Tiền đi lại từ nơi đi (sân bay/ bến xe/ ga tàu nơi xuất phát) đến nơi đến (sân bay/ bến xe/ ga tàu nơi công tác) và ngược lại.

Tiền đi lại trong quá trình công tác.

b) Tiền ở trong công tác phí

Bao gồm: tiền khách sạn/ nhà nghỉ/ nhà trọ/ homestay có thể thuê theo tháng hoặc ngày. Và các khoản điện nước, mạng internet, cáp quang, máy giặt, tủ lạnh vv…

c) Cước phí hành lý và tài liệu trong công tác phí

Bao gồm: cước phí hành lý và tài liệu khi mang đi công tác và mang về khi kết thúc công tác.

d) Phụ cấp công tác trong công tác phí

Bao gồm: khoản hỗ trợ tiền ăn, uống, tiêu vặt dành cho người lao động khi đi công tác.

1.2 Đối tượng hưởng chế độ công tác phí

Trong dosnh nghiệp, đối tượng được hưởng chế độ công tác phí gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc tại doanh nghiệp tham gia các chuyến công tác theo yêu cầu công ty.

1.3 Điều kiện thanh toán công tác phí

Để các khoản chi phí công tác phí được tình vào chi phí hợp lý được giảm trừ, doanh nghiệp cần có bộ hồ sơ đầy đủ những chứng từ sau:

Quyết định cử đi công tác (giấy điều động đi công tác): Nêu rõ cán bộ được cử đi, nội dung, thời gian, phương tiện.

Giấy đi đường có xác nhận của Doanh nghiệp cử đi công tác (ngày đi, ngày về) và nơi được cử đến công tác (ngày đến, ngày đi) hoặc xác nhận của nhà khách nơi lưu trú.

Các chứng từ, hóa đơn trong quá trình đi lại: Có thể là vé máy bay, vé tàu xe, hóa đơn phòng nghỉ, hóa đơn taxi,….

1.4 Công tác phí có tính thuế không?

Công tác phí trong quá trình công tác có thể được xác định là chi phí giảm trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và cũng không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân khi đáp ứng điều kiện theo quy định.

a) Quy định công tác phí trong doanh nghiệp về thuế TNDN

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, công tác phí sẽ được tính làm chi phí giảm trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau:

Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ liên quan trong quá trình đi công tác như: Hóa đơn, vé máy bay, thẻ lên máy bay, vé tàu xe, hóa đơn phòng nghỉ, hóa đơn taxi, và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển (Nếu chi phí từ 20 triệu đồng trở lên)….

Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp.

b) Quy định công tác phí trong doanh nghiệp về thuế TNCN

Theo quy định tại điểm đ, Khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, khoản chi công tác phí như tiền vé máy bay, tiền lưu trú, tiền taxi và tiền ăn của các cá nhân đi công tác được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp chi tiền công tác phí cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

1.5 Cách hạch toán chí phí công tác

Chi phí công tác kế toán được hạch toán tùy vào hình thức kế toán mà doanh nghiệp đăng ký thông tư 133 hay 200.

a) Chi phí công tác hạch toán vào tài khoản nào theo thông tư 133

  • Nếu là bộ phận bán hàng: hạch toán chi phí công tác vào tài khoản 6421
  • Nếu là bộ phận quản lý: hạch toán chi phí công tác vào tài khoản 6422

b) Chi phí công tác hạch toán vào tài khoản nào theo thông tư 200

  • Nếu là nhân viên phân xưởng hạch toán: 6271
  • Nếu là Nhân viên các bộ phận bán hàng: 6411
  • Nếu là nhân viên văn phòng quản lý: 6421

2. Các quy định về chi phí tiếp khách của doanh nghiệp

Chi phí tiếp khách là một trong những chi phí mà các doanh nghiệp luôn phải tính toán. Vậy những quy định về chi phí tiếp khách của doanh nghiệp như thế nào? Cách hạch toán chi phí tiếp khách doanh nghiệp như thế nào? Tìm hiểu ngay phần dưới đây nhé. 


Chi phí tiếp khách của doanh nghiệp là khoản chi phí tiếp khách hoặc hội nghị khách hàng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Khoản chi phí tiếp khách hoặc hội nghị khách hàng được chấp nhận là chi phí hợp lý được trừ cho mục đích tính thuế TNDN khi có đủ chứng từ chứng minh phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

2.2 Các quy định về khoản chi phí tiếp khách

Khoản chi tiếp khách được đề cập chính thức trong văn bản pháp luật tại Điểm 2.19 Khoản 2 Điều 6 của Thông tư 123/2012/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 10/9/2012). Theo đó, mức chi cho khoản chi này phải tuân thủ những quy định như sau:

  • Doanh nghiệp thành lập mới được chi không quá 15% tổng số chi được trừ trong ba năm đầu.
  • Doanh nghiệp đã thành lập từ 03 năm trở lên được chi không quá 10% tổng số chi được trừ.

Phần chi vượt quá mức này khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đến Thông tư 78/2014/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 02/8/2014), mức khống chế nêu trên đối với mọi doanh nghiệp là 15% tổng số chi được trừ, không phân biệt sô năm hoạt động.

Kể từ sau 2015 mức chi phí khống chế 15% đã được bãi bỏ doanh nghiệp vẫn được tính giảm trừ chi phí tiếp khách theo quy định nếu bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật dưới đây:

Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

+/ Bill thanh toán + oder đi kèm (dưới dạng không có hợp đồng kinh tế hoặc phiếu đặt dịch vụ) hoặc Bảng kê chi tiết món ăn.

+/ Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường.

+/ Phiếu xác nhận dịch vụ (booking), hoặc hợp đồng kinh tế nếu khách đặt trước.

+/ Biên bản thanh lý hợp đồng.

+/ Phiếu thu tiền nếu thanh toán ngay tiền mặt, cà thẻ (khách đưa thẻ quẹt qua khe đọc thẻ, nhập mã số cá nhân và số tiền cần thanh toán, máy sẽ in ra hóa đơn và khách hàng ký vào, hoàn tất quy trình thanh toán).

Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

2.3 Cách hạch toán chi phí tiếp khách doanh nghiệp

Có 2 cách hạch toán chi phí tiếp khách của doanh nghiệp như sau:

a) Theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC, chi phí tiếp khách được hạch toán như sau:

  • Nợ TK 6421/ 6422: Chi phí quản lý DN
  • Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Có TK 111/ 112/131: Tổng số tiền thanh toán

b) Theo thông tư 200 thì hạch toán chi phí tiếp khách như sau:

  • Nợ TK 642/ 641: Chi phí quản lý DN
  • Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
  • Có TK 111/ 112/131: Tổng số tiền thanh toán

3. Công ty dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh là công ty cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán, thuế uy tín và chất lượng tại TPHCM. Đến với Tân Thành Thịnh khách hàng sẽ được tháo gỡ mọi khó khăn về nghiệp vụ kế toán - thuế giúp công ty an tâm tập trung cho hoạt động kinh doanh.

                                                                

Với kinh nghiệm 19 năm hoạt động trong lĩnh vực kế toán – thuế, Tân Thành Thịnh sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực chuyên môn cao, vững tay nghề, hỗ trợ khách hàng toàn bộ mọi vấn đề liên quan đến các nghiệp vụ khó, sổ sách kế toán chuyên môn và các báo cáo cơ quan nộp thuế.

3.1 Các gói dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh cung cấp đa dạng các gói dịch vụ kế toán, tùy vào từng nhu cầu của khách hàng mà lựa chọn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu, sau đây là các gói dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh bạn có thể tham khảo:

  • Dịch vụ sổ sách kế toán theo tháng, quý, năm
  • Dịch vụ báo cáo thuế theo tháng, quý, năm
  • Dịch vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

3.2 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh

  • Sử dụng được nhân sự kế toán có năng lực, chuyên môn cao
  • Đảm bảo tính hiệu quả trong công việc, giảm thiểu rủi ro
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí
  • Xử lý vấn đề nhanh chóng, chuyên nghiệp
  • Có nhân sự đại diện doanh nghiệp làm việc với cơ quan nhà nước

Tân Thành Thịnh là đại lý thuế trực tiếp của cơ quan Thuế tại tphcm, giúp xử lý hồ sơ nhanh chóng, chuyên nghiệp và chịu trách nhiệm 100% các công việc thực hiện

3.3 Cam kết dịch vụ

  • Là đơn vị trực tiếp hỗ trợ khách hàng trong mọi dịch vụ, Tân Thành Thịnh cam kết:
  • Tư vấn, hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề liên quan đến kế toán, thuế, pháp lý.
  • Hồ sơ, chứng từ chính xác, minh bạch và đúng pháp luật.
  • Chi phí hợp lý, không phát sinh thêm.
  • Thực hiện hồ sơ, sổ sách đúng thời gian quy định.
  • Đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan, ban ngành nhà nước.

Trên đây là bài viết về quy định công tác phí đối với doanh nghiệp, hi vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về kế toán dịch vụ hoặc đang tìm kiếm một công ty dịch vụ kế toán uy tín thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé. 

Các bạn xem thêm bảng giá dịch vụ kế toán

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

  • Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
  • Địa chỉ: 340/34 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN